- Cao Gia
- Hits: 203
TIN THẾ GIỚI MỚI NHẤT TRONG TUẦN
- Cao Gia
- Hits: 163
QUÀ CHÚA NHỰT: LỄ LÁ!
- Cao Gia
- Hits: 168
THẢM HỌA KINH HOÀNG!
Thảm họa kinh hoàng gấp 15 lần Chernobyl và lời giải cho vấn đề
biến đổi khí hậu
Tham hoa kinh hoang - Hinh 1
Ảnh chụp màn hình Youtube/Huff Post UK
Nhiều thập kỷ trước, một thảm họa năng lượng xảy ra đã tàn phá ba triệu mẫu đất sinh hoạt, giết chết ước tính 85.600 đến 240.000 người dân. Một sinh viên học lịch sử thông thường có thể cho rằng những con số thống kê gây sốc này ám chỉ vụ thảm họa hạt nhân Chernobyl, nhưng điều đó là không chính xác. Không, bóng ma thảm khốc này là lỗi của vụ sập đập Bản Kiều ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ðể so sánh, Chernobyl sát hại số người ít hơn 15 lần và tàn phá một vùng đất chỉ nhỏ bằng 1/6 vụ thảm họa này.
Mặc dù có mức độ thiệt hại khác nhau rõ rệt, thảm họa Bản Kiều và Chernobyl xảy ra trong những hoàn cảnh tương tự. Ðược xây dựng bởi Ðảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ Ðại nhảy vọt, với sự hướng dẫn của Liên Xô, con đập được thiết kế sơ sài và xây dựng vội vã – giống như nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Hơn nữa, các quan chức đảng muốn nó giữ được càng nhiều nước càng tốt vì như vậy sẽ “mang tính cách mạng hơn”. Nhà thủy văn học Chen Xing, Kỹ sư trưởng của các dự án đập, đã cảnh báo mọi người về mục tiêu nông cạn trong việc xây đập và ủng hộ việc thiết lập các tính năng an toàn bổ sung. Với ý kiến này, sau đó ông đã bị thay thế và điều chuyển.
Cảnh báo của Chen Xing đã chứng minh được ý nghĩa tiên tri của nó vào đầu tháng 8 năm 1975, khi cơn bão Nina đổ bộ vào Bản Kiều và khiến mực nước tại đây dâng lên một mét trong vỏn vẹn ba ngày. Con đập không có chút nào cơ hội sống sót. Khi nó bắt đầu quỵ ngã dưới sức ép khủng khiếp, một trong những công nhân đang phải vật vã để cứu con đập đã hét lên “Chu Jiaozi!” (Con thủy quái đã đến rồi) …
Sáu trăm triệu mét khối nước rốt cục đã tràn qua phần còn lại của con đập bị vỡ, tạo thành một bức tường nước cao sáu mét và rộng 12 km di chuyển với tốc độ lên đến 50 km một giờ. Trận đại hồng thủy cao chót vót cuối cùng đã đánh sập thêm 62 đập nữa, nhấn chìm ba mươi thành phố và phá hủy 6,8 triệu ngôi nhà. Hàng ngàn người đã chết đuối. Có nhiều người hơn nữa sau đó đã chết vì đói và bệnh tật. Ðảng Cộng sản Trung Quốc đã kiểm duyệt tất cả các thảo luận công khai về thảm họa này trong hơn mười năm.
Dù hiện nay quy mô thiệt hại đầy đủ của vụ vỡ đập Bản Kiều hiện đã được biết đến một cách rõ ràng, nhưng không có phong trào xã hội nào trên toàn thế giới được dấy khởi nhằm hô hào ngừng xây dựng các con đập thủy điện để tránh thảm họa tương tự. Và điều này là hợp lý. Tất nhiên rồi, hoạt động thủy điện không phải là điều hoàn hảo – để xây thủy điện người ta sẽ phải chuyển hướng các dòng sông, làm xáo trộn giới động vật hoang dã và việc xây dựng cũng rất tốn kém – nhưng thủy điện vẫn là một nguồn năng lượng điện sạch sẽ và an toàn.
Nguyên nhân khiến hàng trăm nghìn người bị mất mạng cách đây gần nửa thế kỷ không phải là hoạt động khai thác năng lượng tái tạo từ nguồn nước chuyển động, mà là sự thiếu khả năng của chính quyền cộng sản.
Thật không may, luận điểm then chốt này đã không được nhận thức rộng rãi khi bàn đến năng lượng hạt nhân. Trong những năm 1980, 46 nhà máy điện hạt nhân đã đi vào hoạt động ở Hoa Kỳ. Sau Chernobyl, chỉ có bốn công trình được khởi công và chưa có công trình nào trong số này được hoàn thành. Mặc dù sản xuất một nguồn năng lượng không phát thải, “hạt nhân” không may đã trở thành một từ ngữ bẩn thỉu và đáng sợ trong ngành năng lượng.
Các bằng chứng chắc chắn sẽ xua tan niềm tin vô căn cứ này. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra cùng một kết luận: điện hạt nhân là một trong những nguồn điện an toàn nhất – và có lẽ là an toàn nhất – trên Trái đất.
Chúng ta không nên để mối đe dọa nhỏ bé từ thảm họa làm chúng ta sợ hãi trước việc khai thác một nguồn năng lượng an toàn, sạch sẽ và đáng tin cậy, một nguồn năng lượng có thể dễ dàng cung cấp năng lượng cho nhân loại và ngăn chặn ô nhiễm carbon trong nhiều thế kỷ tới.
Bài viết của Ross Pomeroy từ RealClearWire. Steven “Ross” Pomeroy là tổng biên tập của RealClearScience. Là một nhà động vật học và sinh vật học bảo tồn, Ross đã nuôi dưỡng niềm đam mê báo chí và viết lách trong suốt cuộc đời của mình.
· Ðiểm tin thế giới ngày Thứ ba 23 tháng 2 năm 2021 - Võ Thái Hà tóm lược
Tham hoa kinh hoang - Hinh 1
Ảnh chụp màn hình Youtube/Huff Post UK
Nhiều thập kỷ trước, một thảm họa năng lượng xảy ra đã tàn phá ba triệu mẫu đất sinh hoạt, giết chết ước tính 85.600 đến 240.000 người dân. Một sinh viên học lịch sử thông thường có thể cho rằng những con số thống kê gây sốc này ám chỉ vụ thảm họa hạt nhân Chernobyl, nhưng điều đó là không chính xác. Không, bóng ma thảm khốc này là lỗi của vụ sập đập Bản Kiều ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ðể so sánh, Chernobyl sát hại số người ít hơn 15 lần và tàn phá một vùng đất chỉ nhỏ bằng 1/6 vụ thảm họa này.
Mặc dù có mức độ thiệt hại khác nhau rõ rệt, thảm họa Bản Kiều và Chernobyl xảy ra trong những hoàn cảnh tương tự. Ðược xây dựng bởi Ðảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ Ðại nhảy vọt, với sự hướng dẫn của Liên Xô, con đập được thiết kế sơ sài và xây dựng vội vã – giống như nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Hơn nữa, các quan chức đảng muốn nó giữ được càng nhiều nước càng tốt vì như vậy sẽ “mang tính cách mạng hơn”. Nhà thủy văn học Chen Xing, Kỹ sư trưởng của các dự án đập, đã cảnh báo mọi người về mục tiêu nông cạn trong việc xây đập và ủng hộ việc thiết lập các tính năng an toàn bổ sung. Với ý kiến này, sau đó ông đã bị thay thế và điều chuyển.
Cảnh báo của Chen Xing đã chứng minh được ý nghĩa tiên tri của nó vào đầu tháng 8 năm 1975, khi cơn bão Nina đổ bộ vào Bản Kiều và khiến mực nước tại đây dâng lên một mét trong vỏn vẹn ba ngày. Con đập không có chút nào cơ hội sống sót. Khi nó bắt đầu quỵ ngã dưới sức ép khủng khiếp, một trong những công nhân đang phải vật vã để cứu con đập đã hét lên “Chu Jiaozi!” (Con thủy quái đã đến rồi) …
Sáu trăm triệu mét khối nước rốt cục đã tràn qua phần còn lại của con đập bị vỡ, tạo thành một bức tường nước cao sáu mét và rộng 12 km di chuyển với tốc độ lên đến 50 km một giờ. Trận đại hồng thủy cao chót vót cuối cùng đã đánh sập thêm 62 đập nữa, nhấn chìm ba mươi thành phố và phá hủy 6,8 triệu ngôi nhà. Hàng ngàn người đã chết đuối. Có nhiều người hơn nữa sau đó đã chết vì đói và bệnh tật. Ðảng Cộng sản Trung Quốc đã kiểm duyệt tất cả các thảo luận công khai về thảm họa này trong hơn mười năm.
Dù hiện nay quy mô thiệt hại đầy đủ của vụ vỡ đập Bản Kiều hiện đã được biết đến một cách rõ ràng, nhưng không có phong trào xã hội nào trên toàn thế giới được dấy khởi nhằm hô hào ngừng xây dựng các con đập thủy điện để tránh thảm họa tương tự. Và điều này là hợp lý. Tất nhiên rồi, hoạt động thủy điện không phải là điều hoàn hảo – để xây thủy điện người ta sẽ phải chuyển hướng các dòng sông, làm xáo trộn giới động vật hoang dã và việc xây dựng cũng rất tốn kém – nhưng thủy điện vẫn là một nguồn năng lượng điện sạch sẽ và an toàn.
Nguyên nhân khiến hàng trăm nghìn người bị mất mạng cách đây gần nửa thế kỷ không phải là hoạt động khai thác năng lượng tái tạo từ nguồn nước chuyển động, mà là sự thiếu khả năng của chính quyền cộng sản.
Thật không may, luận điểm then chốt này đã không được nhận thức rộng rãi khi bàn đến năng lượng hạt nhân. Trong những năm 1980, 46 nhà máy điện hạt nhân đã đi vào hoạt động ở Hoa Kỳ. Sau Chernobyl, chỉ có bốn công trình được khởi công và chưa có công trình nào trong số này được hoàn thành. Mặc dù sản xuất một nguồn năng lượng không phát thải, “hạt nhân” không may đã trở thành một từ ngữ bẩn thỉu và đáng sợ trong ngành năng lượng.
Các bằng chứng chắc chắn sẽ xua tan niềm tin vô căn cứ này. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra cùng một kết luận: điện hạt nhân là một trong những nguồn điện an toàn nhất – và có lẽ là an toàn nhất – trên Trái đất.
Chúng ta không nên để mối đe dọa nhỏ bé từ thảm họa làm chúng ta sợ hãi trước việc khai thác một nguồn năng lượng an toàn, sạch sẽ và đáng tin cậy, một nguồn năng lượng có thể dễ dàng cung cấp năng lượng cho nhân loại và ngăn chặn ô nhiễm carbon trong nhiều thế kỷ tới.
Bài viết của Ross Pomeroy từ RealClearWire. Steven “Ross” Pomeroy là tổng biên tập của RealClearScience. Là một nhà động vật học và sinh vật học bảo tồn, Ross đã nuôi dưỡng niềm đam mê báo chí và viết lách trong suốt cuộc đời của mình.
· Ðiểm tin thế giới ngày Thứ ba 23 tháng 2 năm 2021 - Võ Thái Hà tóm lược
-
Mar 31, 15:40 pm
TIN THẾ GIỚI MỚI NHẤT TRONG TUẦN
-
Mar 28, 17:17 pm
QUÀ CHÚA NHỰT: LỄ LÁ!
-
Mar 28, 16:24 pm
THẢM HỌA KINH HOÀNG!
- Cao Gia
- Hits: 184
TUẦN DƯƠNG MỸ TĂNG CƯỜNG ĐỐI PHÓ HQ TRUNG CỘNG
- Cao Gia
- Hits: 140
MỸ ANH MUỐN HẠ CHIẾN LƯỢC VÀNH ĐAI
- Cao Gia
- Hits: 140
MỸ & ĐÀI LOAN PHẢN CÔNG TC
- Cao Gia
- Hits: 212
CON GÁI TẬP CẬN BÌNH TIẾT LỘ!
- Cao Gia
- Hits: 166
ĐẠI DỊCH VŨ HÁN & NHỮNG BÍ ẨN
- Cao Gia
- Hits: 153
TRỜI TRỊ BỌN VÔ THẦN TẬP CẬN BÌNH, DÂN TÀU TRÀN TỴ NẠN QUA VN & LÀO
- Cao Gia
- Hits: 205
6000 TQLC CAMPUCHIA VÀ TÀU CHIẾN, MÁY BAY NGHE THEO TC
- Cao Gia
- Hits: 177
SÁNG MẮT BỌN CS PHẢN QUỐC, RƯỚC VOI TC DÀY MÃ TỔ
- Cao Gia
- Hits: 169
PHÂN ƯU ÔNG NGUYỄN VĂN TÁNH
- Cao Gia
- Hits: 185