Thơ Văn

Thơ Văn

HỆ LỤY CHIẾN TRANH

 
Hệ luỵ chiến tranh,
 
       MX Mai văn Tấn K21
 
Sau cuộc chiến, những hậu quả nó để lại thật  kinh khiếp, không biết đâu là giới hạn, biết chuyện nầy gặp chuyện khác càng thấy đau khổ hơn. Thời gian không giới hạn, chỉ khi nào nhắm mắt mới biết là chấm dứt .

Cuộc chiến chống cộng của miền Nam VN, mặc dầu đã qua bốn mươi sáu năm, hậu quả tang thương vẫn còn lây lất bên lề xã hội....Thật sự không bút mực nào có thể diển tả hết sự thống khổ mà nhân dân phải gánh chịu.

Nhân tiện, xin nói lên một câu chuyện tình thật quý hiếm trong thời buổi loạn ly nầy. Câu chuyện bắt đầu từ cái chết của người lính trong một cuộc chiến thật bình thường, nhưng mang một tình sử nghiệt ngã cho người yêu đến tận ngày hôm nay.

Vào khoảng cuối tháng 6/66, TĐ5/TQLC tăng phái cho QĐ II hoạt động trong vùng trách nhiệm tĩnh Quãng Ngãi. Sau ba tháng hành quân,  ngày mai TĐ sẻ được không vận về Saigon dưỡng quân. Nhưng buổi chiều nhận lịnh “ Chiếu theo nhu cầu HQ, BTTM quyết định gia tăng thời hạn một ngày TĐ5/TQLC tăng phái cho TK Quãng Ngãi, mọi nhu cầu xin triển hạn thêm đều không được chấp thuận”.

 Giới hạn khu vực HQ, bên trái là sông, bên phải là cánh đồng lúa, chiều dài lộ trình HQ khoảng 10 Km.

5/TQLC trực thăng vận của Hoa Kỳ bắt đầu lúc 6 giờ sáng và hoàn tất 10 giờ 30. TĐ chia làm hai cánh:

-Cánh A : Th/T Dương Hạnh Phước TĐT cùng ĐĐ 4 Tr/U Dương Bữu Long và ĐĐ 2 Tr/U Nguyễn Văn Phán chiếm mục tiêu D, C, B, A.

-Cánh B: Đ/U Phạm Nhã TĐP cùng ĐĐ I Đ/U Võ Trí Huệ và  ĐĐ 3 TR/U Nguyễn Đình Thuỵ tiến song song bên trái cánh A.

Trên tiến trình HQ qua nhiều nhà nhiều mìn bẩy do vc gài, mổi nhà có địa đạo thông với nhà khác, hầm trú ẩn nằm sâu trong lòng đất.

-12:30: ĐĐ4 chiếm mục tiêu D. tiến chiếm mục tiêu C chạm địch lẻ tẻ, vc vừa đánh vừa rút về mục tiêu C.

-16:20: chiếm mục tiêu C xong. Vì vc ở dưới địa đạo, ta phải dùng lựu đạn khói và lựu đạn nhiều. ĐĐT/ĐĐ4 đề nghị đóng quân, xin tái tiếp tế lựu đạn và khói mầu, không đủ thời gian tiến chiếm mục tiêu B, A.

Nhưng Th/T TĐT dứt khoát phải tiến quân nhanh để hoàn thành trách nhiệm trong ngày như dự trù với bất cứ giá nào.

-16:40: trong lúc di chuyển qua khoảng đất trống độ 20 m, qua khu đất trống là khu nhà dân. Từ ĐĐ4 đến QL I  khỏang một cây số. Gặp phải mương đào sâu 2m và rộng 1m50 chấn ngang lộ trình tiến quân. Xa hơn khoảng 20m là bờ tre gai nằm song song mương đào.

Đúng lúc, địch từ khu ẩn nấp dọc theo bờ tre khai hoả dữ dội, hai đại liên hai góc bờ tre  nổ liên tục.

Bị tấn công nơi trống trải, các trung đội của ĐĐ4 bám vào mương đào để chống chọi. Mương đào sâu, súng không thể sử dụng, phải chiến đấu bằng lựu đạn. Một trung đội bảo vệ sườn phải bung ra ngoài núp vào các con đê chống trả.

Chiến trận bùng nổ khốc liệt, lựu đạn nổ, B40 B41 của vc tảc xạ vào vị trí BCH/TĐ và ĐĐ 4. Từ một vị trí cách ta 100m-150m bên phải vc dùng ĐB57ly không giật trực xạ vào hông cánh A, một quả nổ tung BCH/ TĐ. Hầu hết hy sinh trong số có T/T Dương Hạnh Phước, Y sĩ Trung Úy Lê Hữu Sanh, hai Cố Vấn Hoa Kỳ, một SQ TS Pháo Binh, ban Tham Mưu TĐ, Âm thoại viên truyền Tin....coi như ngày mai về hậu cứ  không bao giờ đến.

Trận chiến kết thúc với những nhận xét:

-TK Quãng ngãi cố tình xin TĐ5/TQLC thêm một ngày và đã vẻ kế hoạch HQ “Bất khả thi” đưa vào thế trận đã được CSBV phục kích trong địa thế chuẩn bị kỷ lưởng.

-Hơn nửa thế kỷ, trận đánh Mộ Đức Quãng Ngãi đã để lại những người trong cuộc chiến suy tư thắc mắc, không bao giờ có câu trả lời thoả đáng. Để lại một mối tình oan nghiệt cho cô giáo đang dạy vạn vật trường trung học Gia Long một tình cảm không phai mờ theo năm tháng cho đến ngày hôm nay.

Theo các đồng nghiệp kể lại, cô Huỳnh thị Vân sanh năm 1935 là hôn thê của Y Sĩ Lê Hữu Sanh đã hy sinh trong trận Mộ Đức, năm ấy cô  31 tuổi. Hiện giờ cô đã tròn 86, đang nằm bịnh viện vì ung thư đại tràng. Trong thời gian dài, cô vẫn ở vậy, luôn luôn nhiệt tình giúp đở TB, nhất là Thương binh TQLC ở BV Lê Hữu Sanh. Tôi xin mạn phép trích những lời khen tặng cô từ đồng nghiệp cũng như học trò của cô.

Kim Loan Đặng-Ann Trinh : “Cô Vân và bác sĩ Lê Hữu Sanh đã đính hôn nhưng chẳng may thầy đã hy sinh. Tên thầy được đặt tên cho binh viện của quân chủng TQLC mà trường mình thường tổ chức ủy lạo”

- Bài viết của BS Lê Ánh hay nhà văn Lê Phú Thọ:’Tháng  6/66 cậu Sanh tử trận tuổi Quý dậu 1933, tôi có theo Ba Mẹ đến đường Hai Bà Trưng dự đám tang, tôi 11 tuổi nhìn xác người bất động lệ tuôn trào theo mọi người..”

Ann Trinh:”Cô Vân dạy giỏi và rất thâtình..Cô đầm thắm với mối tình chung thuỷ...Mà vậy mới xứng danh cô giáo Gia Long...”

- Thị và Hoa Lê:” Cô sinh ngày 4/12/1935, hôn phu của cô là BS Quân Y tử trận cô ở vậy đến nay. Hiện sống cùng chị ruột cũng độc thân tại  211/30 Minh Phụng P9 Q6…”

Hoa Huynh :”Cô Vân người đẹp học giỏi và sống thuỷ chung suốt đời...”

Những lời tốt đẹp đến từ đồng nghiệp cũng như học trò đã nói lên con người của cô giáo Huỳnh Thị Vân không có gì phải bàn cải. Riêng cá nhân, tôi thấy một người con gái thời đó quá thuỷ chung mặc dầu chưa chính thức là người vợ. Cái thuỷ chung tuỳ theo cá tính của một người, chứ không có gì bắt buột cho một người hôn thê như cô. Thật sự cô giử gìn như thế là do giáo dục và ảnh hưởng đạo đức của gia đình gia giáo. Ảnh hưởng đến nghề nghiệp là giáo chức...với nhiều điều cô tự ràng buột cho mình một trách nhiệm cao cả để gìn giử lòng tự trọng và thuỷ chung, một điều không phải ai cũng làm được .

Dầu nói sao cũng vẫn là một cái gì quý hiếm trong xã hội hiện tại. Điều đó đáng được ngưỡng mộ, nhưng nếu làm ngược lại cũng không có gì đáng trách và vi phạm đến luân lý cỗ tryuền của dân tộc.

Tóm lại, đây là một loại hoa quý hiếm trong thời ly loạn. Một quan niệm sống đáng cho ta suy gẩm, nhưng không bắt buột mọi người phải làm theo, vì đó là cuộc sống riêng tư, tiết hạnh , lòng thuỷ chung theo cá tính của mổi người.

Inline image
Inline image
Inline image
 
 
© 2001 by Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam. All Rights Reserved.Chính Việt xin đón nhận mọi ý kiến xây dựng và bài vở, xin email về baochinhviet@gmail.com

Search