TẬP CẬN BÌNH ÐANG TẤN CÔNG, CÒN JOE BIDEN CHỈ PHÒNG
NGỰ: NGƯỜI DÂN MỸ & THẾ GIỚI PHẢI LÀM GÌ?
Ðại-Dương
Chủ tịch TC, Tập Cận Bình quyết định đè bẹp Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden trước khi họ gặp mặt tại Hội nghị G20 ở Kinh đô Rome của Ý Ðại Lợi vào cuối tháng 10/2021.
Tập Cận Bình sử dụng Ðảng Cộng sản Trung Quốc làm hạt nhân trong cuộc cạnh tranh toàn diện với Joe Biden để giành ưu thế toàn cầu dựa theo chỉ đạo của Mao Trạch Ðông trong cuộc đấu tranh dai dẳng với Hoa Kỳ. Tại Trường Ðảng Trung ương vào cuối năm 2019, Tập nói với các cán bộ trẻ “Trong giải quyết tất cả các loại cuộc đấu tranh lớn, chúng ta phải chứng tỏ rằng chúng ta dám chiến đấu và có khả năng chiến đấu”.
Thứ nhất, chấm dứt kiểu “ngoại giao hòa hoãn” do Uỷ viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì thực hiện từ khi còn làm Ðại sứ Trung Quốc tại Hoa Thịnh Ðốn thường vẫn thân thiện với gia đình Bush và giới truyền thông Hoa Kỳ. Thôi Thiên Khải thay thế vị trí của Dương Khiết Trì vẫn tiếp tục con đường của người tiền nhiệm suốt 8 năm.
Tần Cương từng làm Phát ngôn viên cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc được bổ nhiệm vào chức Thứ trưởng Ngoại giao từ năm 2018 phụ trách mảng Châu Âu, truyền thông và nghi lễ nhà nước, thường xuyên tháp tùng Tập Cận Bình trong các chuyến công du nước ngoài, tuy nhiên, không có kinh nghiệm về Hoa Kỳ. Nhiệm vụ công khai là hâm lại mối quan hệ nồng ấm với Hoa Kỳ để che dấu tham vọng siêu cường.
Tần Cương đang cách ly 14 ngày vì Covid-19 trước khi chính thức hoạt động tại Hoa Kỳ với nhiệm vụ cấp bách chữa cháy do cuộc gặp mặt giữa Thứ trưởng Tạ Phong và đồng nhiệm, Wendy Sherman tại Thiên Tân trong 2 ngày 25-26/7.
Tạ Phong đã trao cho Thứ trưởng Sherman hai bản danh sách về kế hoạch hành động sửa sai phía Mỹ: (1) dỡ hạn chế thị thực (visa) của Mỹ đối với các đảng viên Ðảng Cộng sản TC cùng gia đình; bỏ hạn chế visa cho sinh viên, lưu học sinh Trung Quốc; bỏ trừng phạt nhằm vào quan chức, viên chức chính phủ và các cơ quan, bộ ngành TC; dỡ rào cản nhằm vào các viện Khổng Tử, công ty TC. (2) Ngừng ngay việc trừng phạt, hạn chế truyền thông TC tại Mỹ và cuối cùng là bỏ yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của tập đoàn Huawei từ Canada về Mỹ.
Sherman cho biết Mỹ hoan nghênh cạnh tranh kinh tế mạnh mẽ với TC, nhưng, không muốn xung đột nên kêu gọi Bắc Kinh vượt lên trên những khác biệt và hợp tác trong các vấn đề toàn cầu như đại dịch và biến đổi khí hậu.
Tạ nói với Sherman “luận điệu cạnh tranh, hợp tác và đối địch là một nỗ lực che đậy việc kềm chế và trấn áp TC”.
Hết Dương Khiết Trì tới Tạ Phong mở lớp dạy ngoại giao cho giới chức ngoại giao cao cấp Mỹ tại Alaska và Thiên Tân. Vai trò của Tần Cương là giáo dục và chỉ đạo chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc!
Thứ hai, Hội nghị thượng đỉnh ÐCSTC và các đảng chính trị thế giới lần thứ tư diễn ra ngày 6 tháng 7 quy tụ cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, Thủ tướng Pakistan Imran Khan và Tổng thống Argentina Alberto Fernández cùng 600 đảng phái và tổ chức chính trị đảng cầm quyền (hay chưa cầm quyền) đã nghe bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Tập kêu gọi “xây dựng một cộng đồng với một tương lai chung cho nhân loại”. Ðây chính là tầm nhìn của ÐCSTC về một trật tự thế giới do Bắc Kinh lãnh đạo.
Tập đã kiên trì kêu gọi các quốc gia khác tránh hình thành các khối chính trị. Nhưng, với ÐCSTC, điều đó thực sự có nghĩa là “không ai nên làm điều đó ngoại trừ chúng tôi”.
Các vị Tổng thống của Nam Phi, Serbia, Bolivia đều ca ngợi mô hình quản trị của TC và hoan nghênh các chính sách của ÐCSTC. Ðặc biệt, Phi Luật Tân có Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương với Hoa Kỳ từ năm 1951, nhưng, đương kim Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố “Chúng tôi coi TC là bạn và là đối tác vì hòa bình và phát triển. Chúng tôi tin tưởng vào trí tuệ tập thể của đất nước Trung Hoa vĩ đại, rằng TC sẽ sử dụng sức mạnh mới có của mình để bảo vệ những gì tốt đẹp và công bằng cho nhân loại”. Luận điệu này hoàn toàn trái với ý chí của dân chúng.
Hội nghị Thượng đỉnh bao gồm một nhóm các đảng phái chính trị và lãnh đạo chính phủ từ các quốc gia dân chủ lại phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về đầu tư, thương mại và phát triển kinh tế, chẳng hạn như Argentina, Bangladesh, Lebanon, Malaysia, Mông Cổ, Maroc, Mozambique, Serbia, Nam Phi , Sri Lanka, Philippines và Thái Lan, hoặc, các nước độc tài là đối tác chiến lược của Trung Quốc, như Nga, Pakistan, Việt Nam, Angola và Cambodia.
Tập Cận Bình, giới tinh hoa và dân TC tin vào sự tàn lụi của Tây Phương và sự trỗi dậy tất yếu của Châu Á.
Chiếc ghế Tổng thống của Joe Biden do tả phái ban cho một cách "đáng ngờ" nên không thể phất lờ trước nguy cơ chống đối của dân Mỹ (76% da trắng, 13% da đen, 6% Á Ðông) nên hô hào chống Trung Quốc bằng nước bọt ngoài mồm mà chưa có hành động hiệu quả.
Lửa đã tràn lan có thể thiêu rụi các nền dân chủ tự do, dìm chết loài người trong biển máu như từng xảy tại các quốc gia áp dụng Chủ nghĩa Cộng sản Liên Sô, TC, Việt Nam, Cambodia, Cuba, Bắc Triều Tiên. Cuốn sách Le Livre Noir đã thống kê 100 triệu người chết vì Chủ nghĩa Cộng sản tính tới năm phát hành 1997.
Chính quyền Biden chỉ tập trung đòi Trung Quốc hợp tác về Ðại dịch Covid-19. Bắc Kinh đã trả lời dứt khoát sẽ không cho phép điều tra tại Trung Quốc, nơi xuất phát dịch. Biden còn chiêu gì để khai thông?
Biden kêu gọi Tập hợp tác với biến đổi khí hậu hoàn toàn bất-hợp-lý. (1) TC có lượng khí thải gấp đôi Hoa Kỳ. Earth System Science Data cho biết đến hết tháng 12/2020 lượng khí thải (cacbon dioxit) của Hoa Kỳ giảm 12%, Châu Âu 11%, Trung Quốc 1.7%. Thoả ước Khí hậu Paris (PCA) cho phép Trung TC, Ấn Ðộ và các nước đang phát triển được quyền xử dụng than đá (cho nhiều khí phát thải nhất) cho đến năm 2030. (2) Bắc Kinh buộc các nước phát triển phải chuyển giao công nghệ môi trường (mà họ đã tốn tiền bạc, công sức để sáng chế) cho TC áp dụng.
Tham vọng vô bờ của Tập được che giấu thời Ðặng Tiểu Bình đã công khai và quảng bá từ khi Tập Cận Bình cầm quyền năm 2012.
Bọn cướp ngày đang đến nên mọi người phải đồng tâm hiệp lực cương quyết chống lại vì sự tồn tại của quốc gia và sống còn của dân tộc. Người dân Mỹ và thế giới phải đứng lên như thế nào trước hiện tình này (Tập Cận Bình đang tấn công còn Joe Biden chỉ biết phòng ngự - chờ đến lúc ngã qụy thế đấy đảng con LỪA ơi!).
Bây giờ không phải lúc để giảng Tam Tự Kinh.
Ðại-Dương
Tài liệu tham khảo:
- Xi Jinping Is Using Party Outreach to Build an Anti-U.S. Bloc (Foreign Policy)
- US-China relations: Beijing takes pointers from Mao in protracted power struggle with US (SCMP)
- As Summits Loom, Biden Administration Bolsters Engagement With Southeast Asia (Diplomat)
Ðại-Dương
Chủ tịch TC, Tập Cận Bình quyết định đè bẹp Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden trước khi họ gặp mặt tại Hội nghị G20 ở Kinh đô Rome của Ý Ðại Lợi vào cuối tháng 10/2021.
Tập Cận Bình sử dụng Ðảng Cộng sản Trung Quốc làm hạt nhân trong cuộc cạnh tranh toàn diện với Joe Biden để giành ưu thế toàn cầu dựa theo chỉ đạo của Mao Trạch Ðông trong cuộc đấu tranh dai dẳng với Hoa Kỳ. Tại Trường Ðảng Trung ương vào cuối năm 2019, Tập nói với các cán bộ trẻ “Trong giải quyết tất cả các loại cuộc đấu tranh lớn, chúng ta phải chứng tỏ rằng chúng ta dám chiến đấu và có khả năng chiến đấu”.
Thứ nhất, chấm dứt kiểu “ngoại giao hòa hoãn” do Uỷ viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì thực hiện từ khi còn làm Ðại sứ Trung Quốc tại Hoa Thịnh Ðốn thường vẫn thân thiện với gia đình Bush và giới truyền thông Hoa Kỳ. Thôi Thiên Khải thay thế vị trí của Dương Khiết Trì vẫn tiếp tục con đường của người tiền nhiệm suốt 8 năm.
Tần Cương từng làm Phát ngôn viên cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc được bổ nhiệm vào chức Thứ trưởng Ngoại giao từ năm 2018 phụ trách mảng Châu Âu, truyền thông và nghi lễ nhà nước, thường xuyên tháp tùng Tập Cận Bình trong các chuyến công du nước ngoài, tuy nhiên, không có kinh nghiệm về Hoa Kỳ. Nhiệm vụ công khai là hâm lại mối quan hệ nồng ấm với Hoa Kỳ để che dấu tham vọng siêu cường.
Tần Cương đang cách ly 14 ngày vì Covid-19 trước khi chính thức hoạt động tại Hoa Kỳ với nhiệm vụ cấp bách chữa cháy do cuộc gặp mặt giữa Thứ trưởng Tạ Phong và đồng nhiệm, Wendy Sherman tại Thiên Tân trong 2 ngày 25-26/7.
Tạ Phong đã trao cho Thứ trưởng Sherman hai bản danh sách về kế hoạch hành động sửa sai phía Mỹ: (1) dỡ hạn chế thị thực (visa) của Mỹ đối với các đảng viên Ðảng Cộng sản TC cùng gia đình; bỏ hạn chế visa cho sinh viên, lưu học sinh Trung Quốc; bỏ trừng phạt nhằm vào quan chức, viên chức chính phủ và các cơ quan, bộ ngành TC; dỡ rào cản nhằm vào các viện Khổng Tử, công ty TC. (2) Ngừng ngay việc trừng phạt, hạn chế truyền thông TC tại Mỹ và cuối cùng là bỏ yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của tập đoàn Huawei từ Canada về Mỹ.
Sherman cho biết Mỹ hoan nghênh cạnh tranh kinh tế mạnh mẽ với TC, nhưng, không muốn xung đột nên kêu gọi Bắc Kinh vượt lên trên những khác biệt và hợp tác trong các vấn đề toàn cầu như đại dịch và biến đổi khí hậu.
Tạ nói với Sherman “luận điệu cạnh tranh, hợp tác và đối địch là một nỗ lực che đậy việc kềm chế và trấn áp TC”.
Hết Dương Khiết Trì tới Tạ Phong mở lớp dạy ngoại giao cho giới chức ngoại giao cao cấp Mỹ tại Alaska và Thiên Tân. Vai trò của Tần Cương là giáo dục và chỉ đạo chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc!
Thứ hai, Hội nghị thượng đỉnh ÐCSTC và các đảng chính trị thế giới lần thứ tư diễn ra ngày 6 tháng 7 quy tụ cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, Thủ tướng Pakistan Imran Khan và Tổng thống Argentina Alberto Fernández cùng 600 đảng phái và tổ chức chính trị đảng cầm quyền (hay chưa cầm quyền) đã nghe bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Tập kêu gọi “xây dựng một cộng đồng với một tương lai chung cho nhân loại”. Ðây chính là tầm nhìn của ÐCSTC về một trật tự thế giới do Bắc Kinh lãnh đạo.
Tập đã kiên trì kêu gọi các quốc gia khác tránh hình thành các khối chính trị. Nhưng, với ÐCSTC, điều đó thực sự có nghĩa là “không ai nên làm điều đó ngoại trừ chúng tôi”.
Các vị Tổng thống của Nam Phi, Serbia, Bolivia đều ca ngợi mô hình quản trị của TC và hoan nghênh các chính sách của ÐCSTC. Ðặc biệt, Phi Luật Tân có Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương với Hoa Kỳ từ năm 1951, nhưng, đương kim Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố “Chúng tôi coi TC là bạn và là đối tác vì hòa bình và phát triển. Chúng tôi tin tưởng vào trí tuệ tập thể của đất nước Trung Hoa vĩ đại, rằng TC sẽ sử dụng sức mạnh mới có của mình để bảo vệ những gì tốt đẹp và công bằng cho nhân loại”. Luận điệu này hoàn toàn trái với ý chí của dân chúng.
Hội nghị Thượng đỉnh bao gồm một nhóm các đảng phái chính trị và lãnh đạo chính phủ từ các quốc gia dân chủ lại phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về đầu tư, thương mại và phát triển kinh tế, chẳng hạn như Argentina, Bangladesh, Lebanon, Malaysia, Mông Cổ, Maroc, Mozambique, Serbia, Nam Phi , Sri Lanka, Philippines và Thái Lan, hoặc, các nước độc tài là đối tác chiến lược của Trung Quốc, như Nga, Pakistan, Việt Nam, Angola và Cambodia.
Tập Cận Bình, giới tinh hoa và dân TC tin vào sự tàn lụi của Tây Phương và sự trỗi dậy tất yếu của Châu Á.
Chiếc ghế Tổng thống của Joe Biden do tả phái ban cho một cách "đáng ngờ" nên không thể phất lờ trước nguy cơ chống đối của dân Mỹ (76% da trắng, 13% da đen, 6% Á Ðông) nên hô hào chống Trung Quốc bằng nước bọt ngoài mồm mà chưa có hành động hiệu quả.
Lửa đã tràn lan có thể thiêu rụi các nền dân chủ tự do, dìm chết loài người trong biển máu như từng xảy tại các quốc gia áp dụng Chủ nghĩa Cộng sản Liên Sô, TC, Việt Nam, Cambodia, Cuba, Bắc Triều Tiên. Cuốn sách Le Livre Noir đã thống kê 100 triệu người chết vì Chủ nghĩa Cộng sản tính tới năm phát hành 1997.
Chính quyền Biden chỉ tập trung đòi Trung Quốc hợp tác về Ðại dịch Covid-19. Bắc Kinh đã trả lời dứt khoát sẽ không cho phép điều tra tại Trung Quốc, nơi xuất phát dịch. Biden còn chiêu gì để khai thông?
Biden kêu gọi Tập hợp tác với biến đổi khí hậu hoàn toàn bất-hợp-lý. (1) TC có lượng khí thải gấp đôi Hoa Kỳ. Earth System Science Data cho biết đến hết tháng 12/2020 lượng khí thải (cacbon dioxit) của Hoa Kỳ giảm 12%, Châu Âu 11%, Trung Quốc 1.7%. Thoả ước Khí hậu Paris (PCA) cho phép Trung TC, Ấn Ðộ và các nước đang phát triển được quyền xử dụng than đá (cho nhiều khí phát thải nhất) cho đến năm 2030. (2) Bắc Kinh buộc các nước phát triển phải chuyển giao công nghệ môi trường (mà họ đã tốn tiền bạc, công sức để sáng chế) cho TC áp dụng.
Tham vọng vô bờ của Tập được che giấu thời Ðặng Tiểu Bình đã công khai và quảng bá từ khi Tập Cận Bình cầm quyền năm 2012.
Bọn cướp ngày đang đến nên mọi người phải đồng tâm hiệp lực cương quyết chống lại vì sự tồn tại của quốc gia và sống còn của dân tộc. Người dân Mỹ và thế giới phải đứng lên như thế nào trước hiện tình này (Tập Cận Bình đang tấn công còn Joe Biden chỉ biết phòng ngự - chờ đến lúc ngã qụy thế đấy đảng con LỪA ơi!).
Bây giờ không phải lúc để giảng Tam Tự Kinh.
Ðại-Dương
Tài liệu tham khảo:
- Xi Jinping Is Using Party Outreach to Build an Anti-U.S. Bloc (Foreign Policy)
- US-China relations: Beijing takes pointers from Mao in protracted power struggle with US (SCMP)
- As Summits Loom, Biden Administration Bolsters Engagement With Southeast Asia (Diplomat)