9/12/2023
BBC News
Một Thượng nghị sĩ Mỹ muốn Bộ Thương mại cấm tỏi Trung Quốc vì cho là mặt hàng này “vì thiếu an toàn và vệ sinh”.
Thượng nghị sĩ Rick Scott (Đảng Cộng hòa) vừa gửi thư lên Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ, bà Gina Raimondo, yêu cầu cấm nhập tỏi từ Trung Quốc.
Ông nói “tỏi ở nước Trung Quốc cộng sản, loại có vỏ, loại đã bóc vỏ, tỏi để mát, đông lạnh hay tẩm ướp, loại ngâm nước hay ngâm trong dung dịch, đều được trồng bằng cách không an toàn, thiếu vệ sinh”.
TNS Scott cho rằng “an toàn thực phẩm và an ninh là vấn đề khẩn cấp, đe dọa an ninh quốc gia của chúng ta cũng như sức khoẻ cộng đồng và sự thịnh vượng kinh tế”.
Trích dẫn một số bài khác nhau trên mạng, ông Scott cho rằng phương thức trồng tỏi ở Trung Quốc là dùng “chất thải” tưới lên cây tỏi.
Yêu cầu của ông là Bộ Thương mại phải điều tra vấn đề này và có biện pháp thích ứng.
Tuy nhiên một hội khoa học thuộc ĐH McGill, Quebec, Canada cho rằng không có bằng chứng là cách dùng chất thải, gồm cả phân bắc, để bón các ruộng tỏi “là một vấn đề”.
Một bài của đại học này đăng hồi 2017 nói không có bằng chứng người Trung Quốc tưới phân như thế. Ngoài ra, bài cũng cho rằng nhìn chung thì việc dùng phân người hay phân gia súc để bón cây trồng, rau trái nghe thì không hay nhưng an toàn hơn người ta nghĩ.
Vấn đề ở đây là tỏi chỉ nằm trong danh mục nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã bị đánh thuế cao từ thời TT Donald Trump.
Hoa Kỳ từng cáo buộc Trung Quốc bán phá giá tỏi để gây thiệt hại cho nhà nông ở Mỹ. Ba năm trước, cáo buộc này đã bị trang US Today nói là thiếu cơ sở.
Dù vậy, hồi tháng 10/2022, tác giả Steve Bender viết trên một tờ báo Mỹ rằng “nông trang Hoa Kỳ thôi không trồng nhiều tỏi nữa vì không cạnh tranh nổi với tỏi rẻ hơn nhập về từ Trung Quốc”.
Ông còn giới thiệu cách người tiêu dùng ở Hoa Kỳ phân biệt tỏi nước họ và tỏi Trung Quốc.
Đó là nhìn vào phía dưới củ tỏi: tỏi nhập từ Trung Quốc bị cắt gọn rễ để giảm cân nặng và chi phí vận tải, nhưng cũng là để không dính đất, theo quy định của Hoa Kỳ.
Tỏi Mỹ thì có thể có còn nguyên cụm rễ, tùy quyết định của các nông trang.
Tác giả này khuyến khích người Mỹ mua tỏi tươi- tức là tỏi trồng trong nước, do nhà nông Hoa Kỳ tham gia chương trình hỗ trợ nông nghiệp CSA (Community Supported Agriculture) cung cấp.
Hiện Hoa Kỳ nhập tới nửa triệu tấn tỏi từ nhiều nước, gồm Trung Quốc mỗi năm.
CÁCH PHÁT HIỆN TỎI TRUNG QUỐC
May mắn thay, bạn có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa tỏi tươi trồng tại địa phương và tỏi nhập khẩu.
Tỏi từ Trung Quốc
- Không có gốc vì chúng đã được xử lý.
- Cảm thấy nhẹ hơn và ít củ hơn.
- Ít hương vị, gần như nhạt nhẽo.
TỎI TRUNG QUỐC PHUN TẨY TRẮNG BẰNG HÓA CHẤT
Theo Henry Bell thuộc Hiệp hội Công nghiệp Tỏi Australia, tỏi từ Trung Quốc được phun hóa chất để ngăn nó nảy mầm trên kệ, tẩy trắng bằng clo để trông trắng và khỏe mạnh, đồng thời theo luật đã được khử trùng bằng methyl bromide để diệt sâu bọ và vi khuẩn. chất thực vật.
Bell cũng đặt câu hỏi về một số hoạt động đang phát triển ở Trung Quốc. Ông nói: “Tôi biết thực tế là một số người trồng tỏi ở đó sử dụng chất thải thô của con người để bón cho cây trồng của họ và tôi không tin rằng các quy định kiểm dịch của Úc đủ nghiêm ngặt về mặt kiểm tra vi khuẩn đối với sản phẩm nhập khẩu”. “Tôi cũng thách thức tính hiệu quả của quy trình khử trùng methyl bromide của Trung Quốc.”
SỰ Ô NHIỄM
Tỏi Trung Quốc được khử trùng bằng methyl bromide để loại bỏ côn trùng. Methyl bromide là một loại thuốc trừ sâu hóa học rất độc hại. Tiếp xúc với nồng độ cao có thể gây tổn thương hệ hô hấp và hệ thần kinh trung ương, thậm chí tử vong.
Theo Liên Hợp Quốc, nó có tác hại gấp 60 lần so với clo và là gốc của CFC (Chlorofluorocarbons).Tỏi Trung Quốc còn bị nhiễm chì, sulfit và các hợp chất không an toàn khác.
Tỏi Trung Quốc có thể được xử lý bằng chất ức chế tăng trưởng và chịu nhiệt độ lạnh cũng như bảo quản quá mức. Việc bảo quản quá mức đặc biệt có vấn đề vì hàm lượng allicin, một trong những thành phần chính trong tỏi chịu trách nhiệm cho lợi ích sức khỏe của nó, bắt đầu giảm theo thời gian.