Diễn Đàn

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO THẤY KẺ TÔI PHẠM DỊCH CORORA LÀ TC BÌNH, BIDEN ĐỒNG PHẠM CHE DẤU

 
Fw: PHẦN I (ÐL 209): EMAIL 2: TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ VII ÐẾN XIII (TRONG 13 TLTK
 
DƯỚI BÀI CỦA TS LONG)
 
 
Biden's Budget Chief won't commit to ending Wuhan Lab - Image 1.jpg
19 KB
Attachment thumbnail
Attachment thumbnail
Attachment thumbnail
Attachment thumbnail
Attachment thumbnail
Attachment thumbnail
Attachment thumbnail
Attachment thumbnail
Attachment thumbnail
Attachment thumbnail
Attachment thumbnail
 
Biden’s budget chief won’t commit to ending Wuhan lab funding - Page 1.htm
131 KB
 
Biden’s budget chief won’t commit to ending Wuhan lab funding - Page 2.htm
131 KB
 
Tinh bao My bat dau dieu tra - Page 1.html
127 KB
 
Co Van An Ninh Quoc Gia My- TQ se bi co lap - Page 1.html
120 KB
 
GS Dai Hoc Columbia - Hinh 2.webp
39 KB
 
GS Dai Hoc Columbia - Hinh 1 (Professor-Walter-Ian-Lipkin).webp
27 KB
 
Singapore - nguoi da tiem Sinovac - Hinh 1.webp
13 KB
 
----- Forwarded Message -----
From: L. Nguyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
To: Alex Tran <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>; vietmarketing3 <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
Sent: Sunday, July 11, 2021, 12:53:57 AM EDT
Subject: PHẦN I (ÐL 209): EMAIL 2: TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ VII ÐẾN XIII (TRONG 13 TLTK DƯỚI BÀI CỦA TS LONG)
 
 
EMAIL 2: TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ VII ÐẾN XIII (DƯỚI BÀI CỦA TS LONG)
 
- TLTK VII: khả năng thực sự  của Joe Biden là gì?
- TLTK VIII: Biden’s budget chief won’t commit to ending Wuhan lab funding
- TLTK IX:  8 quốc gia yêu cầu Trung Quốc bồi thường lên tới gần 100 nghìn tỷ USD vì giấu dịch
- TLTK X: Tình báo Mỹ bắt đầu điều tra nguồn gốc SARS-CoV-2, Trung Quốc nổi khùng
- TLTK XI: Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ: Trung Quốc sẽ bị "cô lập" nếu không hợp tác điều tra SARS-CoV-2
- TLTK XII: Giáo sư đại học Columbia (W. Ian Linkin), từng cám ơn Bs Fauci vì bác bỏ giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm, đã hợp tác tư` lâu với Trung Cộng
- TLTK XIII: Singapore: người đã tiêm Sinovac xem như chưa tiêm vaccine COVID-19
 
19 attachments
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO VII:
 
KHẢ NĂNG THỰC SỰ CỦA JOE BIDEN LÀ GÌ?

Ðại-Dương

Xuyên qua cuộc công du đầu tiên trong vai trò Tổng thống thứ 46 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, Joe Biden đã phơi bày khả năng thực sự qua các Hội nghị G7, EU, NATO, thượng đỉnh với Tổng thống Nga, Vladimir Putin.

Biden: sáng vác ô đi, chiều vác về

Suốt 47 năm làm việc trong ngành Lập pháp, không có Ðạo luật quan trọng nào do Thượng nghị sĩ Joe Biden cầm đầu.

Ba lần tham gia cuộc đua giành vị trí Ðảng Dân Chủ để tranh chiếc ghế Tổng thống Hoa Kỳ với Ðảng Cộng Hoà đều thất bại. Trong vòng đua thứ ba của Ðảng Dân Chủ, Ứng viên Biden lọt xuống hạng thứ tư. Ðột nhiên được “Thế Lực Ngầm” lôi, tô son, trát phấn lên để đại diện tranh cử với đương kim Tổng thống Donald Trump. Suốt thời gian tranh cử, Biden thường trốn dưới tầng hầm tại nhà. Thậm chí, vào giờ chót vẫn nằm trong hầm nhà mà nhờ cựu Tổng thống Barack Obama đi vận động thay. Nội các Biden cứ như Nội các Obama nối dài!

Trong vai trò Phó Tổng thống, Biden được Obama trao nhiệm vụ điều khiển ngành ngoại giao. Nhưng, Biden đã để cho Trung Quốc và EU lèo lái hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ.

1- Xáo trộn chính trị gia tăng tại Trung Ðông: (a) Thất bại ở Syria. Biến nước Libya ổn định thành “quốc gia thất bại”. Chính quyền tạm thời Palestine chia thành hai lực lượng đối lập nơi Bờ Tây và Dải Gaza. Lực lượng khủng bố của Hồi giáo chỉ còn 700 tay súng khi Tổng thống George W. Bush ký thỏa thuận rút quân với Chính phủ Iraq đã lớn mạnh nhanh chóng thành ISIS nhờ Ngoại trưởng Hillary Clinton dùng nhiều thời gian đi “vận động dân chủ” tại Trung Ðông tạo điều kiện cho Nhà nước Hồi giáo tức ISIS, IS kiểm soát một phần Trung Ðông. (b) Chính quyền Obama-Biden đã sử dụng nhiều biện pháp ngoại giao mà hoàn toàn thất bại nên đã trao Trung Ðông cho Nga. (c) Bốn Sư đoàn thiện chiến nhất của Iraq, kể cả lực lượng cảnh sát đã bị ISIS làm thất bại thảm hại khi chiếm ba thành phố lớn của Iraq, thiết lập Thủ đô của Nhà nước Hồi giáo tại Syria và tự xưng đại diện cho Hồi giáo toàn cầu. Trung Ðông trở thành vũng lầy chiến tranh, ngoại giao cạn giải pháp. (d) Chỉ trong một thời gian ngắn với lực lượng quân sự ít hơn thời Obama-Biden mà Chính quyền Donald Trump đã thu hồi ba thành phố lớn cho Iraq, đánh bại hoàn toàn lực lượng quân sự ISIS, kể cả xóa sổ Thủ đô của tổ chức này. Hạ sát người cầm đầu Nhà nước Hồi giáo. (e) Obama chê W. Bush và quyết định tăng quân vào A Phú Hãn để tiêu diệt Taliban. Nhưng, thất bại hoàn toàn vì hạn chế quyền quyết định chiến trường dành cho các tướng lãnh Mỹ nên hao binh, tổn tướng mà vẫn bị sa lầy. Chính Trump đã dàn xếp việc rút chân khỏi vũng lầy gần 20 năm ở A Phú Hãn.

2- Chính quyền Obama-Biden quảng bá rầm rộ kế hoạch “reset” với Nga khi ký Hiệp ước giảm lực lượng nguyên tử với Nga mà không quan tâm tới “chiến lược kiềm chế Nga”. (a) Mạc Tư Khoa đang gặp khó khăn về ngân sách bảo trì kho vũ khí khổng lồ nên không thể dồn nỗ lực tái thống trị các cựu chư hầu Liên Xô. Putin rất mong giảm bớt gánh nặng nguyên tử. (b) Reset tàn lụi trong khi Putin cố gắng tái kiểm soát các chư hầu để duy trì vai trò siêu cường thế giới. Ðiều này trái với chủ trương dân-chủ-hoá các cựu chư hầu Liên Xô của Hoa Kỳ và Liên Âu. (c) Putin cưỡng đoạt Bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014 và ủng hộ vai trò công dân Ukraine gốc Nga đòi ly khai là kết quả độc đáo của reset. Putin đe dọa sử dụng bom nguyên tử khiến cho các quốc gia giáp giới như Ðông Âu và Baltic (Latvia, Estonia, Lithuania) run sợ bị sát nhập. (d) Sau vụ Crimea năm 2014, Liên Âu đồng ý nâng chi phí quốc phòng của NATO lên 2% GDP mà tới nay chỉ có 9 quốc gia làm tròn nghĩa vụ so với 3.6% GDP của Hoa Kỳ.

3- Obama-Biden thân thiện với Trung Quốc đã được những gì: (a) Năm 2012, Obama làm trung gian hoà giải Trung Quốc-Phi Luật Tân khi tranh chấp chủ quyền Bãi cạn Scarborough do Manila kiểm soát tạo điều kiện cho Bắc Kinh chiếm trọn nơi này, dù cho Phi Luật Tân và Hoa Kỳ có Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương từ năm 1951. (b) Năm 2013, Obama mời Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình đến California gặp mặt riêng tư để xây dựng mối quan hệ giữa hai nước lớn. Bị dư luận chỉ trích nên Obama không còn nhắc đến nữa. Nhưng, Tập Cận Bình dựa vào thỏa thuận Obama-Tập mà hành động theo kiểu chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ ở phía Tây và Trung Quốc phía Ðông. (c) Năm 2014, Obama không có thái độ chống đối quyết liệt việc Bắc Kinh xây 7 đảo nhân tạo ở Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa) nên Tập Cận Bình quyết liệt chống đối Phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển năm 1982 (PCA). (d) Năm 2015, Tập cam kết với Obama “không quân-sự-hoá” Biển Nam Trung Hoa (SCS). Thực tế, Bắc Kinh trang bị tận răng các phương tiện chiến tranh tại SCS.

4- Tổng thống Obama sử dụng quyền Hành pháp để ký các Thỏa ước Khí hậu Paris, Thoả ước Ðối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA) mà không được Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn nên chưa thi hành. Bây giờ, Tổng thống Biden tuyên bố sẽ tái thương lượng nhằm mua sự ủng hộ của các quốc gia chuyên nghề lợi dụng dân Mỹ.

Biden công du Châu Âu

Các quốc gia trong G7 rất hài lòng với một người lãnh đạo sẵn sàng lấy tiền từ mồ hôi nước mắt, kể cả máu xương của dân tộc Mỹ để cung phụng cho các “đồng minh chí cốt mà không chí tình”. Sáu quốc gia trong G7 và Ấn Ðộ, Ðại Hàn, Nam Phi, Úc Ðại Lợi chỉ cần tốn chút nước bọt cũng đủ moi tiền dân Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Joe Biden.

Liên Hiệp Châu Âu chỉ cần xử nhũn với Biden thì đường ống dẫn khí từ Nga sang Ðức sẽ sớm khánh thành, đồng thời, thuế chống bán phá giá do Tổng thống Donald Trump áp đặt cũng sẽ biến mất. Quan trọng hơn hết, EU sẽ nối lại Hiệp ước Ðầu tư Toàn diện với Trung Quốc đang tạm đóng băng. EU bán thứ gì ở Hoa Kỳ cũng được, nhưng, hàng hoá của người Mỹ chỉ xuất hiện nhỏ giọt ở Châu Âu.

Trong bài “US and allies are pushing China and Russia closer together, but will their 'unbreakable friendship' last?” đăng trên CNN ngày 16/06/2021 và bài “Joe Biden, the U.S. president who in Geneva didn't shame America like Trump in Helsinki” đăng trên USA Today ngày 16/06/2021 ra sức tán tụng tài năng và sự thành công của Biden khi gặp nhau tại G7, EU, Putin.

Ngược lại, cũng có nhiều bài báo nhận xét Biden bị lép vế trước Putin: (a) Biden nói Putin là tên giết người, nhưng, không dám tranh luận khi bị đối phương thách đố. (b) Trước mặt Biden, các nhân viên bảo vệ Putin không cho phép nhà báo Mỹ và một số viên chức Toà Bạch Ốc vào phòng họp. (c) Biden nhường cho Putin tổ chức cuộc họp báo đầu tiên sau phiên họp đã đánh mất vị trí siêu cường duy nhất nên bị một số tờ báo chỉ trích như The Hill. Tổng thống Putin đã phát biểu 55 phút và trả lời 20 câu hỏi ngẫu nhiên từ báo chí mà không cần sử dụng máy nhắc chữ. Trả lời câu hỏi gay gắt của một nhà báo Mỹ về cách đối xử với người đối lập Alexei Navalny, Putin đã liên hệ với vụ xáo trộn ngày 6 tháng 1 năm 2021 tại Quốc hội Mỹ với 2 điểm chính: Nga không có thói quen giết người mà chỉ duy trì an ninh trật tự xã hội. Những người Mỹ vào Quốc hội ngày 6 tháng 1 với hành vi chính trị mà bị cảnh sát giết và hơn 400 người bị giam giữ và kết tội. Phe báo chí Mỹ không thể phản bác vì cho tới nay không có cuộc điều tra vụ việc viên cảnh sát bắn chết người phụ nữ đứng đàng xa, trong tay không có vũ khí và hành vi đe doạ. Báo cáo xét nghiệm tử thi cho biết một nhân viên an ninh chết vì đau tim chứ không phải bị “đám biểu tình” dùng bình chữa lửa đập chết như tin tức báo chí. (d) Tiếp theo, Biden phát biểu 11 phút bằng máy nhắc chữ. Trước khi nhận câu hỏi từ 7 phóng viên, Biden nói “Như thường lệ, họ đã đưa cho tôi danh sách những người tôi sẽ gọi” chứng tỏ trình độ lãnh đạo vào bậc tiểu học! Trước khi rời cuộc họp báo kéo dài 30 phút, Biden còn cà khịa và cáu kỉnh với phóng viên của CNN hỏi về niềm tin đối với Putin. Lịch sử Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ chưa có vị tổng thống nào làm nhục quốc thể như Joe Biden.

Ngu ở trong nước còn được dân chúng châm chước.

Nhưng, đem ngu đi loè thiên hạ khó chấp nhận hoặc tha thứ vì liên quan đến số phận của 331 triệu người Mỹ.

Ðại-Dương  

Tài liệu tham khảo:

- Sen. Blackburn to Newsmax: Biden's 'Off-Limits' List to Putin 'Bizarre' (Newsmax)

- Reporter confronts Putin: 'What are you so afraid of? (CNN)

- U.S.-Russia Summit: Why Biden and Putin Both Won (National Interest)

- Joe Biden, the U.S. president who in Geneva didn't shame America like Trump in Helsinki (USA Today)

- Biden and Putin agree: 'Nuclear war cannot be won and must never be fought' (DW)

- Biden-Putin Summit: The View from Moscow (National Interest)

- US and allies are pushing China and Russia closer together, but will their 'unbreakable friendship' last? (CNN)

REFERENCE DOCUMENT VIII:
Biden’s budget chief won’t commit to ending Wuhan lab funding

Biden's Budget Chief won't commit to ending Wuhan Lab - Image 1

Office of Management and Budget acting director Shalanda Young testifies during a Senate Budget Committee hearing to discuss President Joe Biden’s budget request for FY 2022 on Tuesday, June 8, 2021, on Capitol Hill in Washington. (Shawn Thew/Pool via AP)
OAN Newsroom
UPDATED 7:09 AM PT – Thursday, June 10, 2021

Biden administration budget chief Shalanda Young refused to say that Joe Biden would stop funding gain of function research at the Wuhan, China research lab. For clarity, the term gain of function is used to describe any field of medical research that alters an organism or disease in a way that increases transmissibility or pathogenesis.


Biden’s budget chief won’t commit to ending Wuhan lab funding - Page 1


This comes as mounting evidence shows Chinese scientists manipulated bat coronaviruses while increasing their ability to infect humans. Dr. Anthony Fauci, the National Institutes of Health (NIH) and a Pentagon sub-agency were recently found to be giving money for those risky experiments. This is something Dr. Fauci had previously denied he was aware of regarding the lab in Wuhan.

“And the funds made available by the agency which Fauci heads, the National Institute of Allergy and Infectious Diseases, to the tune of $600,000 went to this Wuhan Institute of Virology,” stated Alan Jones, host of Sky News Australia. “This is a lab involved in gain of function research that is creating more dangerous pathogens.”

House Republicans said the remarks by Biden’s budget chief suggest this administration will continue to give taxpayer money to the Chinese lab that evidence increasingly suggests may have played a key role in the emergence of COVID-19 and a pandemic that rocked the entire world.

Biden’s budget chief won’t commit to ending Wuhan lab funding - Page 2

MORE NEWS: President Trump Hosts Fundraiser For New GOP Chair Rep. Elise Stefanik

(https://www.oann.com/bidens-budget-chief-wont-commit-to-ending-wuhan-lab-funding/)

(From: Patriots Daily Post <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>, Jun 10, 2021 at 1:04 PM
To: Can <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>)
(Fwd: Can Bui <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.> , Jun 10, 2021, 7:12 PM )
 
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO IX:
 
8 quốc gia yêu cầu Trung Quốc bồi thường lên tới gần 100 nghìn tỷ USD vì giấu dịch

Tam quoc gia yeu cau TQ boi thuong gan 100 nghin ty USD- Hinh 1

Vào tháng 12 năm ngoái, virus Corona chủng mới đã bùng phát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Việc chính quyền Trung Quốc giấu giếm thông tin bệnh dịch đã khiến cả thế giới bị lâm vào thảm họa khôn lường. Hiện cả thế giới đang nổi lên làn sóng mạnh mẽ truy cứu trách nhiệm của Ðảng Cộng sản Trung Quốc (ÐCSTQ) trong trận đại dịch này. Cho đến nay, có ít nhất 8 quốc gia đã đưa ra yêu cầu đòi Trung Quốc bồi thường, với tổng trị giá gần 100 nghìn tỷ USD.
Một số người cho rằng để đòi bồi thường là vô cùng khó khăn, nhưng một số chuyên gia đã đưa ra phương án hiệu quả nhất và Hoa Kỳ đã bày tỏ sự tin tưởng rằng ÐCSTQ sẽ phải chịu trách nhiệm.

Theo thông tin tổng hợp, tính đến ngày 29/4, đã có người dân và quan chức của 8 quốc gia đưa ra yêu cầu bồi thường đối với ÐCSTQ, với tổng số tiền gần một trăm nghìn tỷ USD, tương đương với 7 năm GDP của Trung Quốc.

8 quốc gia này là:

1. Hoa Kỳ

Vào ngày 21/4, Tổng chưởng lý bang Missouri, ông Eric Schmitt đã đệ đơn kiện chính phủ Trung Quốc, ÐCSTQ, Ủy ban Xây dựng Y tế Quốc gia và Viện Virus học Vũ Hán. Ông yêu cầu các đơn vị này phải bồi thường về tính mạng và thiệt hại kinh tế cho bang Missouri vì đã gây ra dịch bệnh. Bang Missouri cáo buộc Trung Quốc che giấu dịch bệnh, khiến bang này chịu thiệt hại kinh tế ít nhất là hàng tỷ đô la.

Vào ngày 22/4, Tổng chưởng lý của Mississippi, bà Lynn Fitch đã tố cáo ÐCSTQ lên Tòa án Liên bang vì che giấu dịch bệnh và cáo buộc tích trữ thiết bị y tế, yêu cầu ÐCSTQ chịu trách nhiệm nhưng không đề cập đến số tiền bồi thường.

Vào ngày 18/3, cựu công tố viên của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và là nhà sáng lập tổ chức “Freedom Watch”, ông Larry Klayman đã đệ đơn kiện tập thể gửi lên chính phủ liên bang ở Texas, cáo buộc chính phủ Trung Quốc, ÐCSTQ và Viện Virus học Vũ Hán đã vi phạm hiệp ước quốc tế về vũ khí sinh học và yêu cầu bồi thường 20.000 tỷ USD.

Ông Klayman nói trong một tuyên bố: "Người dân Trung Quốc là những người tốt, nhưng chính phủ của họ thì không và cần phải bị trừng phạt nghiêm khắc".
2. Vương quốc Anh

Vào ngày 5/4, Henry Jackson Society - nhóm chuyên gia về chính sách đối ngoại của Anh đã công bố một báo cáo chỉ ra rằng ÐCSTQ đã vi phạm luật pháp quốc tế, gây ra đại dịch toàn cầu và thiệt hại cho các quốc gia. Phí tổn để ứng phó với kinh tế của 7 nước công nghiệp lớn lên tới 3,2 nghìn tỷ bảng Anh.

Báo cáo khuyến nghị cộng đồng quốc tế truy cứu trách nhiệm của ÐCSTQ và yêu cầu ÐCSTQ bồi thường thông qua 10 kênh pháp luật quốc tế, bao gồm Tòa án Công lý Quốc tế, để duy trì trật tự và quy tắc quốc tế. Số tiền của yêu cầu bồi thường là 6.500 tỷ USD.
3. Ý

Vào ngày 21/4, Ý đã thành lập một trang web thu thập chữ ký "Yêu cầu ÐCSTQ bồi thường". Ước tính số người tham gia ký đã hơn 500.000 người và yêu cầu bồi thường 100 tỷ Euro (tương đương 108 tỷ USD).

Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Codacons) của Ý đang xem xét đệ đơn kiện ÐCSTQ. Cortina d'Ampezzo, một khu nghỉ mát trượt tuyết nổi tiếng ở miền Bắc Italy, đã đệ đơn kiện Bộ Y tế Trung Quốc và đòi bồi thường.
4. Ðức

Vào ngày 15/4, tờ báo Bild của Ðức đã đăng một bài báo cáo buộc ÐCSTQ không tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và hành vi che giấu thông tin đã vi phạm luật pháp quốc tế.

Bild liệt kê "hóa đơn virus" mà ÐCSTQ phải chịu: khoản bồi thường của ÐCSTQ cho các ngành công nghiệp khác nhau của Ðức vào tháng 3 và tháng 4 đã được tính toán chi tiết. Tổng số tiền bồi thường phải là 149 tỷ Euro (tương đương 160,2 tỷ đô la Mỹ).
5. Ai Cập

Vào ngày 7/4, luật sư Ai Cập Mohamed Talaat đã đệ đơn kiện tại Ðại sứ quán Trung Quốc ở Cairo, kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, yêu cầu ÐCSTQ bồi thường thiệt hại 10.000 tỷ USD cho Ai Cập do dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán gây ra.
6. Ấn Ðộ

Hiệp hội Luật sư Ấn Ðộ gần đây đã kiện chính phủ ÐCSTQ lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, yêu cầu ÐCSTQ bồi thường 20.000 tỷ USD vì che giấu dịch bệnh và gây ra đại dịch toàn cầu. Hiện tại, vụ việc đã được đệ trình lên Tòa án Liên bang Texas để khởi tố.
7. Nigeria

Tờ Daily Post của Nigeria đưa tin, đại diện nhóm các luật sư Nigeria, ông Epiphany Azinge đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 25/4, nói rằng các luật sư yêu cầu ÐCSTQ phải bồi thường 200 tỷ USD để bồi thường cho “thiệt hại về tính mạng, kinh tế, chấn thương, khổ nạn, xã hội loạn lạc, hành hạ về tinh thần và hủy hoại cuộc sống hàng ngày của người Nigeria".

Ông Azinge nhấn mạnh rằng họ đã đệ đơn kiện tập thể tố cáo chính phủ Trung Quốc. "Chính phủ Trung Quốc sẽ nhận được cáo trạng thông qua đại sứ quán ở Nigeria".
8. Úc

Tờ The Sun-Herald của Úc đưa tin rằng hơn 1.000 người Úc có kế hoạch đưa ra yêu cầu bồi thường đối với ÐCSTQ. Luật sư đi đầu kế hoạch này cho biết số tiền yêu cầu bồi thường vượt quá 10.000 tỷ đô la Úc (khoảng 6.500 tỷ USD). Ông Jeremy Alters, chiến lược gia của Tập đoàn Luật Berman, nói rằng nếu ÐCSTQ có phản ứng tức thì trước đại dịch, chắc chắn đã có thể thay đổi toàn bộ phạm vi ảnh hưởng của dịch bệnh đối với dân số toàn cầu.
Có khó để yêu cầu bồi thường? Ngoại trưởng Mỹ Pompeo: tự tin có thể khiến ÐCSTQ phải trả giá

Một số người cho rằng việc yêu cầu Bắc Kinh bồi thường là vô cùng khó khăn và vụ kiện không thể thực hiện được. Lấy hệ thống tư pháp Hoa Kỳ làm ví dụ, các chính phủ nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ chủ quyền ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một số luật sư đã chỉ ra rằng Quốc hội Hoa Kỳ đã tạo tiền lệ cho việc miễn trừ nước ngoài. Cũng lưu ý rằng một số đối tượng truy tố không phải là chính phủ Trung Quốc, mà là trực tiếp nhắm tới ÐCSTQ, tránh vấn đề miễn trừ chủ quyền.

Tất nhiên, truy tố ÐCSTQ, có thể ÐCSTQ không đáp trả đơn kiện hay phớt lờ phán quyết của Tòa án Quốc tế. Ðối với điều này, Giáo sư luật quốc tế tại Ðại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, ông James Kraska nói với VOA rằng trong trường hợp này, cách truy cứu trách nhiệm hiệu quả nhất là mỗi quốc gia đối chiếu Luật trách nhiệm nhà nước của Luật pháp quốc tế mà tiến hành ‘tự tính bồi thường’.

Anh, Hoa Kỳ và Úc đều đề xuất rằng nếu ÐCSTQ không bồi thường, họ sẽ tịch thu tài sản ở nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc. Dân biểu Ðảng Cộng hòa Hoa Kỳ Jim Banks cũng đề xuất rằng để thu hồi khoản bồi thường của ÐCSTQ, họ có thể xem xét không thanh toán hầu hết các trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ mà ÐCSTQ đã mua.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vài ngày trước rằng: "Tôi rất tin tưởng rằng ÐCSTQ sẽ phải trả giá cho hành động của họ, và (lực lượng thúc đẩy cho việc này) chắc chắn là từ Hoa Kỳ".

Tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng vào ngày 27/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng cho biết rằng số tiền bồi thường mà Hoa Kỳ yêu cầu từ ÐCSTQ sẽ cao hơn nhiều so với Ðức. Ông nói: "Chúng tôi có nhiều cách để khiến họ (ÐCSTQ) phải chịu trách nhiệm".

Minh Thanh

(https://m.ntdvn.com/the-gioi/8-quoc-gia-yeu-cau-trung-quoc-boi-thuong-len-toi-gan-mot-tram-nghin-ty-usd-vi-giau-dich-34255.html)
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO X:
 
Tình báo Mỹ bắt đầu điều tra nguồn gốc SARS-CoV-2, Trung Quốc nổi khùng

Thu Thủy
Thứ năm, ngày 03/06/2021 - 11:48 Lưu tin
 
VietTimes – Sau khi Tổng thống Joe Biden ra lệnh cho các cơ quan tình báo xúc tiến điều tra về nguồn gốc SARS-CoV-2, giới tình báo Mỹ ngày 1/6 đã phân tích và truy tìm nguồn gốc của virus. Họ sẽ điều tra như thế nào?

Tinh bao My bat dau dieu tra - Page 1

Viện Virus Vũ Hán, nơi trở thành tiêu điểm trong giả thuyết SARS-CoV-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm (Ảnh: AP).

Theo trang tin Ða Chiều (Dwnews) ngày 2/6 dẫn nguồn VOA, giới tình báo Mỹ đã “xoay quanh hai tình huống có thể xảy ra” để truy tìm nguồn gốc của virus, một là sinh ra do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hai là do sự cố trong phòng thí nghiệm. Ông Biden đã yêu cầu giới tình báo Mỹ "nỗ lực gấp đôi" để điều tra nguồn gốc của SARS-CoV-2 và phải nộp báo cáo trong vòng 90 ngày với duy nhất một kết luận.

Quan chức giới tình báo Mỹ cho VOA biết, cuộc điều tra sẽ kích hoạt các nguồn lực của toàn bộ cộng đồng tình báo, bao gồm cả việc thu thập các hình ảnh vệ tinh và hồ sơ gốc của Viện Virus Vũ Hán. Các cơ quan khác nhau vẫn cần phải tổng hợp và kiểm tra lại thông tin tình báo. 90 ngày là khoảng thời gian không dài.

Sau khi tờ Wall Street Journal đưa tin 3 nhà nghiên cứu từ Viện Virus Vũ Hán phải nhập viện vào tháng 11/2019, giả thuyết về việc liệu có phải coronavirus chủng mới (SARS-CoV-2) bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm đã được xem xét trở lại. Vào tháng 3 năm nay, một nhóm điều tra chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung Quốc đã đưa ra một bản báo cáo, nói “cái gọi là lý thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm là cực kỳ không khả thi”. Tuy nhiên, báo cáo này đã bị Mỹ và một số người trong giới lãnh đạo WHO chỉ trích vì phương pháp nghiên cứu của nó và sự thiếu minh bạch của chính phủ Trung Quốc. Các quan chức cấp cao của Mỹ đã kêu gọi một cuộc điều tra mới.

Tinh bao My bat dau dieu tra - Hinh 1

Ngày 26/5, Tổng thống Joe Biden giao các cơ quan tình báo Mỹ có 90 nghày để hoàn thành báo cáo về nguồn gốc SARS-CoV-2 (Ảnh: AP).

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết trong một tuyên bố vào ngày 26/5: giới tình báo Mỹ đã tìm kiếm nguồn gốc của vi rút "xung quanh hai kịch bản có thể xảy ra", một là do tiếp xúc giữa người và động vật bị nhiễm bệnh và hai là do tình cờ bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm. "Tôi đã yêu cầu các cơ quan tình báo nỗ lực gấp đôi để thu thập và phân tích thông tin để đưa chúng ta đến gần hơn một kết luận rõ ràng", ông Biden nói.

Tìm kiếm nguồn gốc và thuộc tính của virus

Ông Dan Garrett, học giả nổi tiếng, cựu chuyên gia phân tích tình báo của Lầu Năm Góc cho rằng, nhiệm vụ này sẽ sử dụng nguồn lực của toàn bộ cộng đồng tình báo, bao gồm nhân lực, công nghệ và năng lực khoa học. Tổng thống Biden còn đặc biệt kêu gọi Phòng thí nghiệm quốc gia hỗ trợ.

Hai tuần trước, 18 nhà sinh vật học có thẩm quyền đã cho đăng một bức thư ngỏ trên tạp chí Nature, nói rằng trước khi có đủ dữ liệu, cả hai giả thuyết về nguồn gốc của virus phải được xem xét một cách nghiêm túc.

Bức thư ngỏ nêu rõ: "Các cuộc điều tra đúng đắn cần phải minh bạch, khách quan và dựa trên dữ liệu, bao gồm kiến thức chuyên môn sâu rộng, chịu sự giám sát độc lập và nỗ lực có trách nhiệm để giảm thiểu tác động của xung đột lợi ích. Các tổ chức y tế công cộng và phòng thí nghiệm nghiên cứu cần mở cửa hồ sơ của họ cho công chúng. Các điều tra viên cần ghi lại tính xác thực và nguồn của dữ liệu được sử dụng để phân tích và kết luận, tiện cho các chuyên gia độc lập có thể phân tích lại nếu muốn".

Tinh bao My bat dau dieu tra - Hinh 2

Cuộc họp báo chung của nhóm điều tra WHO và Trung Quốc về nguồn gốc SARS-CoV-2 hôm 9/2/2021 không đưa ra được kết luận (Ảnh: AP).

Dan Garrett nói, kể từ tháng 3, các thông tin mới đã xuất hiện, cho thấy có những khả năng nhất định về giả thuyết SARS-CoV-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Garrett cho biết: “Các tin trên các cơ quan truyền thông đã cung cấp hai nguồn thông tin cho thấy 3 nhân viên của Viện virus Vũ Hán đã bị ốm vào đầu tháng 11/2019. Hiện chưa rõ họ mắc bệnh gì, tình trạng nghiêm trọng như thế nào và các tình hình khác vẫn chưa được biết rõ. Sau đó, có truyền thông tiết lộ rằng không biết có đúng hay không, việc PLA (Quân đội Trung Quốc) đã tham gia vào nghiên cứu của Viện Virus Vũ Hán. Vì vậy, có thể có những câu hỏi mới về các tổ chức này hoặc những diễn biến này. Và tôi nghĩ rằng, sẽ có những vấn đề khác đối với những dữ liệu do nhóm điều tra của WHO và Trung Quốc thu thập. Cuộc điều tra đó chỉ được thực hiện hơn một năm sau khi dịch bùng phát. Chính phủ Trung Quốc về cơ bản đã rất cứng rắn ngăn chặn WHO, CDC Mỹ và cộng đồng quốc tế được vào Trung Quốc để điều tra sớm hơn. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng họ không thể tiếp cận các dữ liệu gốc hoặc nhiều hồ sơ khác. Vì vậy, ông Biden có thể cố gắng ra lệnh cho cộng đồng tình báo tìm ra câu trả lời cho một số vấn đề và cố gắng lấp đầy một số khoảng trống".

Tiến sĩ Michael Pillsbury, giám đốc Trung tâm Chiến lược Trung Quốc tại Viện Hudson và là chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, nói với VOA rằng, trong cuộc điều tra mới này, các cơ quan tình báo khác nhau sẽ kết hợp các thông tin tình báo thu thập được của riêng họ. Ông cho rằng cuộc điều tra sẽ được tiến hành xung quanh một số vấn đề mấu chốt. Ðầu tiên là thuộc tính của SARS-CoV-2, tức là virus được nuôi trong phòng thí nghiệm hay được sinh ra trong tự nhiên.

Tinh bao My bat dau dieu tra - Hinh 3

Tiến sĩ Michael Pillsbury, giám đốc Trung tâm Chiến lược Trung Quốc tại Viện Hudson (Ảnh: Singtao).

Tại sao các quan chức Trung Quốc bị cách chức?

Tiến sĩ Michael Pillsbury nói, vấn đề quan trọng hơn là liệu chính phủ Trung Quốc có từng che đậy dịch bệnh COVID-19 hay không, chuyện này liên quan đến thời điểm ông Tập Cận Bình biết được sự xuất hiện của virus. Khi dịch bắt đầu bùng phát vào tháng 2/2020, cả Trương Tấn (Zhang Jin), Bí thư Ðảng ủy và Lưu Anh Tư (Liu Yingzi), Giám đốc Ủy ban Y tế & Sức khỏe tỉnh Hồ Bắc (nơi có thành phố Vũ Hán), đều bị cách chức do “phòng chống và kiểm soát dịch không hiệu quả”.

Vào ngày 1/5/2020, Diệp Chí Cường (Ye Zhiqiang), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh ủy Hồ Bắc, đã đăng một bài báo trên Tạp chí Kiểm tra và Giám sát Kỷ luật Trung Quốc, nói rằng: "Từ khi bùng phát dịch đến giữa tháng 4, tỉnh Hồ Bắc đã trừng phạt hơn 3.000 đảng viên, cán bộ buông lỏng nhiệm vụ, trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch; trong đó có hơn 10 cán bộ cấp sở, cục, hơn 100 ở cấp quận, phòng”. Ông Michael Pillsbury cho rằng cuộc điều tra của cơ quan tình báo Mỹ nên tìm ra nguyên nhân cụ thể khiến những quan chức này của tỉnh Hồ Bắc và chính quyền địa phương đã bị mất chức.

Mối quan hệ giữa chính phủ Mỹ và Viện Virus Vũ Hán

Một điểm khác là bài bình luận của Washington Post vào tháng 4 năm ngoái nói rằng, từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2018, Ðại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh đã nhiều lần cử các nhà ngoại giao khoa học Mỹ đến Viện Virus Vũ Hán, sau đó báo cáo cho Washington về các nguy cơ mất an toàn và sự thiếu sót trong quản lý của Viện này, đồng thời yêu cầu Washington trợ giúp nhiều hơn để đảm bảo an toàn cho viện. Michael Pillsbury cho rằng cuộc điều tra lần này cần làm rõ hình thức và nội dung hợp tác giữa chính phủ Mỹ và Viện Virus Vũ Hán.

Tinh bao My bat dau dieu tra - Hinh 4

Cuộc điều tra của Nhóm chuyên gia WHO tại Vũ Hán tháng 1/2021 được coi là bị cản trở và không tiếp cận được các dữ liệu gốc (Ảnh: Deutsche Welle).

Michael Pillsbury nói: "Tôi đề nghị rằng một phần của cuộc điều tra nên bao gồm việc hỏi các quan chức và nhà nghiên cứu Trung Quốc, 'ông (bà) biết những gì', ‘?’ ". Ông cho rằng Viện Virus Vũ Hán và chính quyền địa phương có lẽ đã không chuyển giao tất cả thông tin cho Bắc Kinh. Ông đề nghị kiểm tra lại các hình ảnh vệ tinh, bao gồm cả các phương tiện đậu trong bãi xe của Viện Virus Vũ Hán trước và sau khi dịch bệnh bùng phát.

Ông Michael Pillsbury cũng đề nghị giới tình báo nên phỏng vấn bà Diêm Lệ Mộng (Yan Limeng), người trước đây đã tuyên bố rằng “SARS-CoV-2 là một vũ khí sinh học được Trung Quốc sản xuất”. Bà Diêm Lệ Mộng nguyên là nhà nghiên cứu sau tiến sĩ về Virus và Miễn dịch học tại Trung tâm Nghiên cứu Bệnh Truyền nhiễm ở Học viện Y tế Công cộng thuộc Ðại học Hồng Kông. Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào năm ngoái, Diêm Lệ Mộng nói rằng bà đã chạy trốn từ Hồng Kông đến Mỹ với hy vọng sẽ nói rõ sự thật về việc lây lan của SARS-CoV-2.

Cả hai ông Michael Pillsbury và Dan Garrett đều cho rằng xét về mức độ phức tạp của cuộc điều tra, với thời gian 90 ngày, các cơ quan tình báo cần bố trí nhân lực để phối hợp, hợp tác, tham khảo thông tin của nhau và viết báo cáo, thời gian không hề rộng rãi.

Cuộc điều tra mới có gì khác?

Trước khi Tổng thống Joe Biden ra lệnh cho cơ quan tình báo điều tra, Ðài CNN từng đưa tin chính quyền Tổng thống Biden đã yêu cầu dừng cuộc điều tra dưới thời chính quyền Tổng thống Trump về việc liệu virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Vũ Hán hay không. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price đã phủ nhận thông tin này, nói rằng kết quả điều tra của nhóm này đã được thông báo cho các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao vào tháng 2 và tháng 3 năm nay.

Tinh bao My bat dau dieu tra - Hinh 5

Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng, nhà khoa học từng làm việc ở Viện Virus Vũ Hán đã chạy trốn sang Mỹ (Ảnh: Dongfang).

Tiến sĩ Michael Pillsbury cho rằng cuộc điều tra trước đây được tiến hành dưới thời chính quyền Donald Trump có thể không đủ khoa học, vì không ai trong số những người đứng đầu cuộc điều tra có lý lịch khoa học. Ông nói rằng cuộc điều tra lần này nên được dẫn dắt bởi các nhà khoa học. Michael Pillsbury nói rằng áp lực chính trị để điều tra nguồn gốc của virus là một đáp án có thể không tìm ra được chứng cứ tình báo.

Dan Garrett, một cựu chuyên gia phân tích tình báo của Lầu Năm Góc, cho rằng so với cuộc điều tra của chính quyền Tổng thống Trump, Mỹ hiện đã nắm được thêm các thông tin mới và cũng có những cuộc thảo luận mới giữa Mỹ và các đồng minh. Một số người có thể không chính trị hóa cuộc điều tra như cuộc điều tra trước đây.

Ông nói, "Thành thật mà nói, các nhà khoa học là con người, các phóng viên cũng là con người và các nhà hoạch định chính sách cũng là con người. Khi bạn nhận được một tuyên bố từ một người mà bạn cho là không đáng tin cậy và có tai tiếng, đôi khi phản ứng theo bản năng của bạn là sẽ bỏ qua do nguồn gốc của thông tin thay vì thực sự nhìn vào tính chân thực của thông tin".

Tinh bao My bat dau dieu tra - Hinh 6


Cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Matt Pottinger tin rằng Mỹ sẽ tìm ra được nguồn gốc SARS-CoV-2 (Ảnh: AP).

Garrett nói, "Ðại dịch COVID-19 hiện được coi là vấn đề an ninh quốc gia nghiêm túc hơn là vấn đề sức khỏe cộng đồng. Cho dù bạn nghĩ đó là vấn đề sức khỏe cộng đồng hay vấn đề an ninh quốc gia, chúng không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau".

Cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Matt Pottinger nói trong chương trình “Meet the Press” (Gặp gỡ giới báo chí) của NBC ngày 30/5, ông tin rằng Mỹ sẽ tìm ra nguồn gốc của SARS-CoV-2.

Matt Pottinger nói: "Tôi nghĩ chúng ta có thể làm được. Ðiều này có thể mất hơn 90 ngày, nhưng các bạn thấy đấy, ... Trung Quốc có những nhà khoa học đáng kinh ngạc và có đạo đức, nhiều người trong số họ đã đứng lên trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19. Họ nghi ngờ đó là một vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm. Những người này đã bị chính phủ Trung Quốc đàn áp một cách có hệ thống".

Matt Pottinger nói, ông tin rằng nỗ lực do Mỹ dẫn đầu truy tìm nguồn gốc của SARS-CoV-2 có thể mang lại cho các nhà khoa học có lương tri của Trung Quốc sự can đảm về đạo đức. Ðiều này sẽ giúp cuộc điều tra này thu được nhiều thông tin tình báo hơn.

Trung Quốc nổi khùng phản kích

Cuộc điều tra của Mỹ đã kích hoạt một cuộc phản công dữ dội của Trung Quốc. Một ngày sau khi Tổng thống Joe Biden ra lệnh cho cơ quan tình báo điều tra, ông Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói tại một cuộc họp báo rằng Mỹ "muốn sử dụng dịch bệnh để bêu xấu và thao túng chính trị, đổ vấy trách nhiệm". Triệu Lập Kiên cũng kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới tiến hành điều tra hơn 200 phòng thí nghiệm sinh học ở Mỹ và trên khắp thế giới.

Tinh bao My bat dau dieu tra - Hinh 7

Ông Uông Văn Bân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc (Ảnh: Tân Hoa xã).

Liên quan đến việc các cơ quan tình báo Mỹ và Anh bắt đầu điều tra về SARS-CoV-2 có thể rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, một người phát ngôn khác của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Uông Văn Bân ngày 31/5 tuyên bố: “17 chuyên gia quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành các nghiên cứu thực địa. Nhóm chuyên gia đã tiến hành các cuộc thảo luận khoa học thận trọng, đã đưa ra kết luận rằng giả thuyết sự cố ở phòng thí nghiệm Trung Quốc khiến virus rò rỉ là cực kỳ khó xảy ra. Một số người ở Mỹ hoàn toàn phớt lờ sự thật và khoa học, cũng như không quan tâm đến việc truy tìm nguồn gốc khoa học nghiêm túc mà thay vào đó, họ muốn sử dụng dịch bệnh để bêu xấu và thao túng chính trị”.

Uông Văn Bân nhấn mạnh: “Việc truy tìm nguồn gốc SARS-CoV-2 là một vấn đề khoa học, không phải một công cụ chính trị, cần do giới khoa học tiến hành, chứ không phải sử dụng giới tình báo hoặc một số chính trị gia khoa chân mua tay. Ðiều đó chỉ sẽ can thiệp nghiêm trọng và phá hoại sự hợp tác quốc tế nghiên cứu truy xuất nguồn gốc. Chúng tôi kêu gọi Mỹ và một số quốc gia khác ngay lập tức ngừng chính trị hóa, không cố tình phá hoại hợp tác quốc tế nghiên cứu truy xuất nguồn gốc vì các mục đích chính trị mờ ám, càng không đưa ra các thuyết âm mưu, phủ nhận khoa học”.

(https://viettimes.vn/tinh-bao-my-bat-dau-dieu-tra-nguon-goc-sars-cov-2-trung-quoc-noi-khung-post146450.html)
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO XI:
 
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ: Trung Quốc sẽ bị "cô lập" nếu không hợp tác điều tra SARS-CoV-2

Thu Thủy
Thứ hai, ngày 21/06/2021 - 11:14 Lưu tin
 
VietTimes – Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cảnh báo Trung Quốc "sẽ phải đối mặt với việc bị cô lập với cộng đồng quốc tế" về vấn đề truy xuất nguồn gốc SARS-CoV-2; phía Trung Quốc đã phản ứng đáp trả.

Co Van An Ninh Quoc Gia My- TQ se bi co lap - Page 1


Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cảnh báo Trung Quốc sẽ bị cô lập trước quốc tế nếu không hợp tác điều tra truy xuất nguồn gốc SARS-CoV-2 (Ảnh: Yahoo).

Theo trang tin Hồng Kông Ðông Phương ngày 21/6, ông Jake Sullivan vào ngày 20/6 đã nói với Fox News rằng: Nếu Trung Quốc không cho phép tiến hành một cuộc điều tra “thực sự” về nguồn gốc của virus coronavirus chủng mới (SARS-CoV-2) trong lãnh thổ của mình, nước này sẽ phải đối mặt với hậu quả là bị cộng đồng quốc tế cô lập.

Ông Sullivan ca ngợi Tổng thống Mỹ Joe Biden vì đã thúc giục các nhà lãnh đạo khác của Nhóm Bảy quốc gia công nghiệp phát triển (G7) gây áp lực buộc Trung Quốc cho phép tiến hành cuộc điều tra minh bạch về nguồn gốc của dịch bệnh.

Sullivan nói: “Ðoàn kết các quốc gia trên thế giới và gây áp lực chính trị và ngoại giao lên Trung Quốc là phần cốt lõi trong nỗ lực của chúng ta để cuối cùng khiến Trung Quốc phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: họ có thể cho phép các nhà điều tra làm công việc thực sự một cách có trách nhiệm để tìm ra nguồn gốc của vấn đề; hoặc họ sẽ phải đối mặt với sự cô lập trong cộng đồng quốc tế".
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ: Trung Quốc sẽ bị "cô lập" nếu không hợp tác điều tra SARS-CoV-2 ảnh 1

Co Van An Ninh Quoc Gia My- TQ se bi co lap - Hinh 1

Ông Jake Sullivan và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đều có những phát biểu cứng rắn về vấn đề điều tra truy xuất SARS-CoV-2 ở Trung Quốc (Ảnh: AP).

Tuy nhiên, ông Sullivan cũng chỉ ra rằng Mỹ sẽ không hoàn toàn dựa vào Trung Quốc để điều tra. Ông nói: "Tổng thống (Biden) có quyền sử dụng phân tích của riêng chúng ta, những nỗ lực của cộng đồng tình báo của chúng ta dưới sự hướng dẫn của ông ấy và các công việc khác mà chúng ta sẽ làm với các đồng minh và đối tác của mình. Chúng ta có quyền tiếp tục gây sức ép trên mọi mặt trận cho đến khi chúng ta hiểu cặn kẽ SARS-CoV-2 đã xâm nhập vào thế giới này như thế nào".

Vào ngày 20/6, ông Sullivan cũng tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn dành cho chương trình " State of the Union" của CNN rằng Mỹ sẽ không đưa ra lời đe dọa hoặc thông điệp cuối cùng đối với Trung Quốc về một cuộc điều tra đối với nguồn gốc đại dịch COVID-19.

Khi người dẫn chương trình hỏi: "Mỹ sẽ có hành động kiểu gì để gây áp lực lên Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc hỗ trợ điều tra". Ông Sullivan trả lời rằng Mỹ sẽ áp dụng "chiến lược đi hai cách".

Sullivan nói: "Một cách là Tổng thống Biden đã ra lệnh cho giới tình báo tiến hành đánh giá. Cách thứ hai là một cuộc điều tra quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đứng đầu. Ðể đạt được mục đích này, Tổng thống Biden đã triệu tập các đối tác dân chủ và nói cần phải vào Trung Quốc để có được dữ liệu cần thiết để hiểu rốt cục ở đó đã xảy ra những gì".

Co Van An Ninh Quoc Gia My- TQ se bi co lap - Hinh 2


Nhóm nghiên cứu của bà Thạch Chính Lệ ở Viện Virus Vũ Hán luôn là tiêu điểm nghi ngờ của Mỹ trong giả thuyết virus rò rỉ (Ảnh: Ða Chiều).

Ðưa tin về sự kiện này, trang Deutsche Welle ngày 21/6 đăng bài cho biết, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Mỹ hôm Chủ nhật (20/6) rằng Tổng thống Joe Biden đang điều tra nguồn gốc của SARS-CoV-2 theo hai cách. Một là, giới tình báo bắt đầu điều tra 90 ngày từ đầu tháng 5, sẽ có báo cáo vào tháng 8 cho thấy lý thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm đáng tin cậy hay không; mặt khác, cùng với các đồng minh thúc đẩy giai đoạn hai của cuộc điều tra truy xuất nguồn gốc SARS-CoV-2 của WHO.

Ông nói với Fox News: "Hoặc họ sẽ cho phép các nhà điều tra vào cuộc một cách có trách nhiệm, thực sự điều tra và tìm ra nguồn gốc, nếu không họ sẽ phải đối mặt với sự cô lập từ cộng đồng quốc tế".

Ông cũng nói với CNN rằng để trả lời về vấn đề này, ông sẽ không chấp nhận sự qua loa tắc trách của Trung Quốc: "Ðây là điều mà chính phủ tiền nhiệm đã không thể làm được. Hãy để các nước dân chủ đưa ra tiếng nói thống nhất".

Ông Sullivan nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ không hoàn toàn dựa vào Trung Quốc. Ông nói: "Tổng thống có quyền tiếp tục gây áp lực trên tất cả các mặt trận thông qua phân tích của chúng tôi, nỗ lực của cộng đồng tình báo và các công việc khác mà chúng tôi đã thực hiện với các đồng minh và đối tác của mình, cho đến khi chúng ta làm rõ cách loại virus này xâm nhập thế giới".

Co Van An Ninh Quoc Gia My- TQ se bi co lap - Hinh 3


SARS-CoV-2 nay đã có nhiều biến chủng gây nên đại dịch khiến gần 180 triệu người nhiễm bệnh, gần 4 triệu người tử vong (Ảnh: Hk01).

Fox News đưa tin rằng Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gọi cuộc điều tra của WHO về nguồn gốc SARS-CoV-2 là "rất không đầy đủ". Vào đầu năm nay, Nhóm công tác của WHO đã đến Vũ Hán, Trung Quốc để thực hiện giai đoạn đầu của cuộc điều tra truy xuất nguồn gốc virus, kết quả ban đầu cho thấy lý thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm là "cực kỳ bất khả thi". Nhưng sau đó, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom và các nhà khoa học khác đã ứng ra và nói rằng cần phải tiếp tục điều tra thêm. Gần đây, 18 chuyên gia cũng đã ký một lá thư ngỏ trên tạp chí Science (Khoa học) yêu cầu tiến hành điều tra triệt để.

Theo Ðông Phương, trước thực tế có một số người ở Mỹ tiếp tục nhấn mạnh vấn đề truy tìm nguồn gốc của SARS-CoV-2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 17/6 tuyên bố: “Việc các nhà khoa học Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện ra chuỗi gene của SARS-CoV-2, điều đó không có nghĩa là Vũ Hán là nơi bắt nguồn của SARS-CoV-2, chứ đừng nhân đó mà suy luận loại virú này do các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra”.

Triệu Lập Kiên nói, Trung Quốc luôn hợp tác với WHO trong việc truy xuất nguồn gốc của SARS-CoV-2 với thái độ công khai và minh bạch và đã hai lần mời các chuyên gia của WHO đến Trung Quốc.

Ông Triệu Lập Kiên đã chất vấn Mỹ với 6 câu hỏi liên tiếp:

Nước Mỹ có công nghệ y tế tiên tiến nhất thế giới nhưng lại trở thành nước có số ca lây nhiễm và tử vong do dịch bệnh lớn nhất. Tại sao các chính trị gia Hoa Kỳ lại không chịu trách nhiệm về việc này?

Vào tháng 7/2019, các bệnh về đường hô hấp không rõ nguyên nhân bắt đầu xuất hiện ở phía bắc Virginia và dịch bệnh do thuốc lá điện tử quy mô lớn bùng phát ở Wisconsin. Ðiều này có liên quan gì đến SARS-CoV-2?

Theo Viện nghiên cứu Y tế Quốc gia Mỹ, coronavirus chủng mới đã xuất hiện ở Mỹ vào tháng 12/2019. Phía Mỹ giải thích điều này như thế nào?

Tại sao Mỹ giữ bí mật về căn cứ Fort Detrick và hơn 200 phòng thí nghiệm sinh học trên thế giới mà không bao giờ phản hồi?

Tại sao Mỹ yêu cầu các cơ quan tình báo chứ không phải các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu truy xuất nguồn gốc SARS-CoV-2?

Tại sao Mỹ không đề cao thái độ công khai, minh bạch và khoa học, mời các chuyên gia của WHO tới Mỹ thực hiện nghiên cứu truy xuất nguồn gốc SARS-CoV-2 giống như Trung Quốc?

Co Van An Ninh Quoc Gia My- TQ se bi co lap - Hinh 4


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng cần phải truy xuất SARS-CoV-2 ở Mỹ (Ảnh: BNGTQ)

(https://viettimes.vn/co-van-an-ninh-quoc-gia-my-trung-quoc-se-bi-co-lap-neu-khong-hop-tac-dieu-tra-sars-cov-2-post147091.html)
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO XII:
 
Giáo sư đại học Columbia (W. Ian Linkin), từng cám ơn Bs Fauci vì bác bỏ giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm, đã hợp tác tư` lâu với Trung Cộng

GS Dai Hoc Columbia - Hinh 1

GS W. Ian Linkin, đại học Columbia (hình trên Internet)

    Thứ tư, 07/07/2021

Các email nội bộ của Tiến sĩ Anthony Fauci mà gần đây truyền thông Hoa Kỳ thu thập được thông qua Ðạo luật Tự do Thông tin (FOIA), đã gây sự chú ý về mối liên hệ lâu dài giữa một giáo sư dịch tễ học tại Ðại học Columbia và Trung Quốc.

Ông Walter Ian Lipkin, một giáo sư tại Ðại học Columbia được gọi là “thợ săn virus” bởi sự nghiệp lâu dài của mình trong việc nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm, vào tháng 05/2020 đã viết thư cho ông Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia và dường như cảm ơn vị quan chức này vì đã công khai bác bỏ khả năng virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm

GS Dai Hoc Columbia - Hinh2

Người đi bộ trong khuôn viên Ðại học Columbia ở thành phố New York hôm 09/03/2020 (Ảnh: Jeenah Moon/Getty Images)

“Chúng tôi vô cùng cảm kích những nỗ lực của ông trong việc định hướng và đưa ra thông điệp,” ông Lipkin viết hôm 05/05/2020 (tại trang 706 của email).

Một ngày trước đó, ông Fauci đã nói với National Geographic rằng các bằng chứng “chỉ ra một cách chắc chắn” là virus Trung Cộng gây ra căn bệnh COVID-19 “đã phát triển trong tự nhiên và sau đó truyền sang các loài [động vật],” đồng thời bác bỏ giả thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

Hiện không rõ cụm từ “chúng tôi” trong đoạn thư trên đang ám chỉ đến ai khác hay không. Nhưng trong một phần của email này, ông Lipkin còn chuyển tiếp một email ngày 05/05 từ một quan chức Trung Cộng tên là Trần Trúc (Chen Zhu) đã gửi cho ông này.

Ông Trần hiện là phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Ðại hội Ðại biểu Nhân dân Toàn quốc, cơ quan lập pháp bù nhìn của chế độ Trung Cộng. Trước đây, ông này từng là Bộ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc từ năm 2007 đến năm 2013 và là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, một cơ quan cố vấn chính trị, từ năm 2005 đến năm 2013.

Toàn văn thông điệp của ông Trần gửi tới ông Lipkin đã được biên tập lại theo FOIA.
Mối liên hệ với Trung Quốc

Ông Lipkin đã đến Trung Quốc khi đại dịch COVID-19 bùng phát để hỗ trợ Bắc Kinh trong cuộc chiến chống lại các đợt bùng phát cục bộ.

Khi trở về Hoa Kỳ, ông Lipkin đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ khả năng virus Trung Cộng bắt nguồn từ một vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm tại Viện Virus học Vũ Hán (WIV) của Trung Quốc.

Ông Lipkin nói với đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV vào tháng 02/2020 rằng, “Tất cả các bằng chứng mà chúng tôi đã thấy cho đến nay đều chỉ ra rằng virus này đến từ động vật hoang dã, và không có bằng chứng nào cho thấy có bất kỳ âm mưu hoặc sự cẩu thả hay bất kỳ điều gì dẫn đến việc rò rỉ bất kỳ thứ gì từ Viện Virus học ở Vũ Hán.”

Một tháng sau, ông Lipkin cùng một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã dội một gáo nước lạnh lên lý thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm trong phát hiện được công bố trên tạp chí Nature Medicine của họ. Họ kết luận: “Không thể chắc chắn rằng SARS-CoV-2 đã xuất hiện thông qua thao tác trong phòng thí nghiệm có liên quan tới một loại virus corona giống SARS-CoV.”

Giả thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm, từng bị bác bỏ như một “thuyết âm mưu” vào thời điểm bắt đầu đại dịch, đã thu hút sự theo dõi của quốc tế trong những tháng gần đây khi các bằng chứng mới xuất hiện, bao gồm cả việc nhân viên WIV đã bị ốm với các triệu chứng giống COVID-19 trước khi dịch bệnh bùng phát.

Mối qua lại hợp tác chặt chẽ của ông Lipkin với Trung Quốc dường như bắt nguồn ít nhất là từ khi bùng phát dịch SARS vào năm 2003. Khi đó ông này đã đến Trung Quốc trong vai trò là cố vấn SARS cho Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế Trung Quốc, đồng thời đóng vai trò trung gian giữa Tổ chức Y tế Thế giới và chính quyền Trung Cộng.

Ông đã hợp tác chặt chẽ với ông Trần, khi đó là phó chủ tịch của Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS).

Sau dịch SARS, một số viện y sinh Trung Quốc đã được thành lập với sự đóng góp của ông Lipkin, bao gồm Viện Y sinh và Y tế Quảng Châu, Viện Pasteur Thượng Hải thuộc CAS và Trung tâm Bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Khoa học Y tế của Ðại học Bắc Kinh.

Vào tháng 05/2013, Trung tâm Nhiễm trùng và Miễn dịch (CII) tại Trường Y tế Công cộng Mailman thuộc Ðại học Columbia đã ký một thỏa thuận với Viện Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh do Virus Quốc gia (NIVDC) thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc. Thỏa thuận này kêu gọi thành lập một phòng thí nghiệm nghiên cứu mầm bệnh chung ở Trung Quốc.

Ông Lipkin là giám đốc của CII từ năm 2007, theo thông tin trang LinkedIn của ông.

Vào tháng 10/2015, ông Lipkin đến thăm WIV để trình bày báo cáo tại một sự kiện do bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) chủ trì. Bà Thạch là giám đốc trung tâm nghiên cứu của WIV, người đã có biệt danh là “nữ người dơi” bởi nghiên cứu của bà về virus corona trên dơi, đã thẳng thừng bác bỏ lý thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm.

Vào năm 2019, CAS đã cấp tiền tài trợ cho một dự án hợp tác giữa CII và Ðại học Tôn Dật Tiên của Trung Quốc-trường đại học về sau được xác định là có mối liên kết với quân đội Trung Cộng. Dự án này nhằm nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm từ động vật, tức là các bệnh truyền nhiễm lây truyền từ động vật sang người.
Giải thưởng

Vài tuần trước chuyến đi Trung Quốc vào tháng 01/2020 để hỗ trợ chính quyền Trung Cộng chống lại sự lây lan của virus, ông Lipkin đã đến thăm lãnh sự quán Trung Quốc ở New York và đã được Tổng lãnh sự Hoàng Bình (Huang Ping) trao tặng huân chương.

Huân chương này-do Ủy ban Trung ương Trung Cộng, Quốc vụ viện và cơ quan quân sự cao cấp nhất của chế độ là Quân ủy Trung ương cùng phát hành-được dùng để kỷ niệm 70 năm Ðảng này lên nắm quyền tại Trung Quốc. Theo các hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, để đủ điều kiện nhận huy chương này, cá nhân ngoại quốc phải “có những đóng góp xuất sắc” vào việc thành lập chế độ Trung Cộng.

Nhiều năm trước đó, lãnh sự quán Trung Quốc tại New York đã đề cử cho ông Lipkin danh hiệu cao quý nhất của Trung Quốc dành cho các nhà khoa học ngoại quốc, được gọi là Giải thưởng Hợp tác Khoa học và Công nghệ Quốc tế, theo Bộ Khoa học và Công nghệ của Trung Cộng. Ông Lipkin đã nhận được giải thưởng này vào tháng 01/2016 trong một buổi lễ do các quan chức đứng đầu Trung Cộng chủ trì, bao gồm cả lãnh đạo Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng như ông Trần.

Hai tháng sau đó, vào tháng 03/2016, ông Lipkin đã tham gia một bữa tiệc do lãnh sự quán Trung Quốc tổ chức tại New York để vinh danh các nhà khoa học có đóng góp đáng kể trong mối hợp tác Trung Quốc-Hoa Kỳ về khoa học và công nghệ.

Ông Lipkin đã không hồi đáp yêu cầu bình luận. The Epoch Times đã liên hệ với văn phòng của ông Fauci để yêu cầu bình luận.

Do Frank Fang thực hiện
Thiện Lan biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Theo Epoch tiê´ng Viêt

(https://stopexpansionism.org/giao-su-da%cc%a3i-ho%cc%a3c-columbia-tung-cam-on-bs-fauci-vi-bac-bo-gia-thuyet-ro-ri-phong-thi-nghiem-co-lich-su-hop-tac-lau-dai-voi-trung-co%cc%a3ng/)
 
 
 
© 2001 by Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam. All Rights Reserved.Chính Việt xin đón nhận mọi ý kiến xây dựng và bài vở, xin email về baochinhviet@gmail.com

Search