Thời Sự

Tàu ngầm hạt nhân Mỹ với tên lửa đạn đạo ghé cảng Hàn Quốc

Tàu ngầm hạt nhân Mỹ với tên lửa đạn đạo ghé cảng Hàn Quốc

Tàu ngầm hạt nhân có tên lửa đạn đạo USS Kentucky

Lần đầu tiên kể từ những năm 1980, một tàu ngầm tên lửa đạn đạo trang bị hạt nhân (SSBN) của Mỹ đã đến thăm Hàn Quốc hôm 18/7, khi hai quốc gia đồng minh này mở các cuộc đàm phán để phối hợp phản ứng trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân với Bắc Triều Tiên.

Lần đầu tiên kể từ những năm 1980, một tàu ngầm tên lửa đạn đạo trang bị hạt nhân (SSBN) của Mỹ đã đến thăm Hàn Quốc hôm 18/7, khi hai quốc gia đồng minh này mở các cuộc đàm phán để phối hợp phản ứng trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân với Bắc Triều Tiên.

Điều phối viên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Nhà Trắng, ông Kurt Campbell, đã xác nhận chuyến cập cảng hiếm hoi này, vốn được mong đợi sau khi nó được đề cập trong tuyên bố chung sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Washington hồi tháng 4.

“Trong khi chúng ta đang nói chuyện ở đây, một tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đang cập cảng ở Busan hôm nay. Đó là chuyến thăm đầu tiên của (một) tàu ngầm hạt nhân Mỹ trong nhiều thập kỷ,” ông Campbell phát biểu trước phóng viên tại một cuộc họp báo ở Seoul, nơi ông đang tham dự cuộc thảo luận đầu tiên của Nhóm Tư vấn Hạt nhân (NCG) với các quan chức Hàn Quốc.

Nhóm này, có mục đích phối hợp tốt hơn phản ứng hạt nhân của các đồng minh trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Triều Tiên, cũng đã được công bố thành lập trong cuộc gặp thượng đỉnh hồi tháng Tư trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi ở Hàn Quốc là cần chế vũ khí hạt nhân, bước đi mà Washington phản đối.

Triều Tiên, vốn đã bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hồi tuần trước, đã lên án NCG hôm 18/7 vì đã ‘thảo luận công khai việc sử dụng vũ khí hạt nhân’ và cảnh báo các kế hoạch của đồng minh nhằm tăng cường phô trương lực lượng quân sự, bao gồm cả việc tàu ngầm cập cảng.

Ông Campbell không nêu danh tính tàu ngầm, nhưng cho biết chuyến thăm của nó là biểu hiện của cam kết của Mỹ sẽ bảo vệ Hàn Quốc.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sau đó xác nhận sự có mặt của tàu ngầm hạt nhân và xác định đó là tàu USS Kentucky, thuộc lớp Ohio.

Tàu ngầm hạt nhân của Mỹ dựa vào khả năng tàng hình để đảm bảo sống còn và duy trì khả năng phóng tên lửa hạt nhân trong chiến tranh, và chúng hiếm khi ghé cảng nước ngoài công khai.

Mỹ đã cam kết triển khai thêm các khí tài chiến lược như hàng không mẫu hạm, tàu ngầm và máy bay ném bom tầm xa tới Hàn Quốc để răn đe Triều Tiên, nước đã phát triển các tên lửa ngày càng mạnh vốn có thể tấn công các mục tiêu ở xa như Mỹ.

Hải quân Mỹ có 14 chiếc tàu ngầm hạt nhân. Các tàu ngầm lớp Ohio mang theo 20 tên lửa Trident II D5, mỗi tên lửa có thể phóng tới tám đầu đạn hạt nhân đến các mục tiêu cách xa tới 12.000 km.

Tàu ngầm hạt nhân của Mỹ thường xuyên ghé Hàn Quốc vào những năm 1970, một giai đoạn khác mà Hàn Quốc tranh cãi về mức độ cam kết của Mỹ và sự cần thiết phải xây dựng kho vũ khí hạt nhân của riêng mình, theo phúc trình của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ.

Phó Cố vấn An ninh Quốc gia chính của Hàn Quốc, Kim Tae-hyo, người đồng chủ trì cuộc họp, cho biết các cuộc thảo luận là đã đủ để đảm bảo Hàn Quốc không cần phải phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình.

Hai bên đồng ý tạo thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin – bao gồm thiết lập một mạng lưới liên lạc an toàn – và phối hợp và lập kế hoạch trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân của Triều Tiên, vốn sẽ đối mặt với phản ứng ‘áp đảo’ của đồng minh, ông Kim nói.

 

 

© 2001 by Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam. All Rights Reserved.Chính Việt xin đón nhận mọi ý kiến xây dựng và bài vở, xin email về baochinhviet@gmail.com

Search